Em chia sẻ với các mẹ cái này em mới sực nhớ ra ạ!



Bác sĩ quen của chồng em có dặn sau này đưa con về nhà, muốn biết con khỏe không thì cứ nhìn thóp đầu nó là biết. Cái thóp đó chính là chỗ non mềm, phập phồng trên đỉnh đầu bé á. Nó chỉ chiếm một diện tích khiêm tốn thôi, rất nhỏ nhưng qua đó là biết hết tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể bé nha.



Mẹ nào đưa con đi bác sĩ khám bệnh, thấy bác í đặt tay lên thóp bé là hiểu bác sĩ đang thăm hỏi sức khỏe của bé đó.


Thóp đầu chính là xương đỉnh đầu của bé nhưng chưa khép hết do bé vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Thường các mẹ chỉ biết thóp đầu và tưởng đâu rằng nó chỉ có một. Nhưng thực chất thóp đầu có đến 2 phần: “thóp trước” và “thóp sau”.



- Thóp trước: Chính là khe hở hình thoi giữa xương đỉnh và xương trán.



- Thóp sau: Chính là khe hở hình tam giác giữa xương đỉnh và xương chẩm.



Nếu mẹ chịu khó để ý hai thóp này thì biết ngay con mình bệnh gì liền hà:



Thời gian thóp khép kín



Trong điều kiện bình thường, kích thước thóp trước trẻ sơ sinh là 2,5x2,5cm. Sau khi sinh khoảng 2 - 3 tháng, thóp sẽ to dần lên theo sự hoàn thiện não bộ và chu vi đầu của trẻ. Sau đó nó lại thu dần lại và đến khoảng 12 - 18 tháng thì thóp sẽ chính thức khép lại.



Khác với thóp trước phải mất mười mấy tháng mới đóng kín, thóp sau thì gần như đã khép khi bé sinh ra hoặc nếu hở chỉ rất nhỏ, bằng đầu móng tay. Thời gian thóp sau khép kín hoàn toàn là 4 tháng.



Thời gian thóp khép sẽ giúp mẹ đánh giá được quá trình phát triển của trẻ có bình thường hay không.



Thóp đóng sớm trước 2 tháng: Não hoặc xương đầu của bé bị cốt hóa sớm. Hậu quả là làm cho phần đại não không thể phát triển và làm ảnh hưởng lớn đến trí tuệ của bé. Nguyên nhân thóp đóng sớm có thể do bẩm sinh, hoặc do mẹ bầu nhiễm tia X khi mang thai. Ngoài ra còn có thể do bé bị viêm não khiến đại não ngưng phát triển.



Thóp không đóng mà mở rộng thêm theo tuổi của trẻ: Điều này có thể do xương chậm cốt hóa và nguyên nhân là từ tuyến giáp của bé. Tuyến giáp có vấn đề sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện các khung xương, nhất là khung xương sọ.



Quan sát trạng thái, tính chất của thóp



Chỉ cần nhìn qua thóp, mẹ có thể phát hiện được con mình đang khỏe hay đang bệnh:



- Thóp của bé bình thường: Thóp bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Khi sờ ngón tay lên thóp sẽ có cảm giác mềm mềm và rỗng ở dưới vùng da bảo vệ thóp.



- Thóp của bé mắc bệnh hiểm nghèo: Nếu thóp trước của bé sơ sinh chưa tới thời gian khép mà đã đầy đặn, thậm chí phồng lên, điều đó cho thấy áp suất trong não bé tăng lên cao (y khoa còn gọi là tăng áp lực nội sọ). Các bé này nhẹ thì bị huyết áp nhưng phần lớn đều nặng và mắc bệnh hiểm nghèo: viêm màng não, não úng thủy …



- Thóp của bé bị mất nước nghiêm trọng: Nếu thóp trước lõm xuống thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước nhiều. Nhìn dấu hiệu này có thể đoán biết bé đang bị nôn ói nặng, tiêu chảy, suy dinh dưỡng…



Lưu ý: Thóp có thể nhô lên khi trẻ khóc nên phải kiểm tra thóp khi trẻ bình tĩnh.



Xem thêm bài viết liên quan:



Con mới 2 tháng đã đóng thóp, nguy cơ não kém phát triển do mẹ bổ sung quá nhiều chất này trong thai kỳ


Chị dâu khoe "Con gái chị đóng thóp sớm, cứng cáp hơn con trai em nhiều" và chuyện bàng hoàng sau đó


<>Khoa học chứng minh trẻ sơ sinh chỉ cần 1 bộ phận này to hơn, bé sẽ thông minh hết phần các trẻ nhỏ khác



Xem thêm clip: