Trầm cảm sau sinh là một loại trầm cảm vô cùng nguy hiểm đối với chị em phụ nữ. 

Căn bệnh trầm cảm sau sinh được xem là một vấn đề khá phổ biến, nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản phụ. Điều quan trọng là các mẹ phải nhận biết càng sớm càng tốt, bởi nếu để tình trạng tiếp tục kéo dài sẽ gây nguy hiểm đến bản thân, thậm chí là gia đình và em bé.

Thế nên, chúng ta cần phải nhận thức rõ trầm cảm sau sinh là gì? Nhóm phụ nữ nào dễ mắc hội chứng này nhất, cách nhận biết cũng như phương pháp điều trị bệnh trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là một dạng trầm cảm xảy ra sau khi sinh em bé. Đây là một chứng bệnh tương đối nghiêm trọng và theo nghiên cứu cứ 7 mẹ bỉm sẽ có 1 trường hợp mắc phải hội chứng này.

Trầm cảm sau sinh có thể khiến bạn cảm thấy trống rỗng, vô cảm và buồn bã. Nó còn gây ra những thay đổi về tâm trạng, kiệt sức và cảm giác vô vọng nói chung trong một thời gian dài sau khi sinh. Vì thế, các mẹ chớ nên xem nhẹ bệnh trầm cảm sau sinh, bởi đây là rối loạn tâm trạng cực kỳ nghiêm trọng.

trầm cảm sau sinh căn bệnh vô hình nhưng nguy hiểm

Mẹ bỉm sẽ rất khổ sở nếu mắc phải chứng trầm cảm sau sinh 

Người mắc căn bệnh này thường mang cảm giác cực đoan khiến họ nảy sinh những hành vi vượt ngoài tầm kiểm soát. Thậm chí có những trường hợp mẹ bị trầm cảm sau sinh gây hại đến con. 

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh?

Theo kết quả của một công trình nghiên cứu mới được đăng tải trên Tạp chí của Hội Y tế Canada đã nêu ra 5 nhóm phụ nữ dễ mắc hội chứng trầm cảm sau sinh. 

Phụ nữ sống tại các thành phố lớn

Theo khảo sát, nhóm phụ nữ sống tại các thành phố lớn thường có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh nhiều hơn so với phụ nữ sống tại nông thôn. Ngoài ra, bảng thống kê cũng chỉ ra rõ tỷ lệ phụ nữ mắc hội chứng tâm lý này tại từng khu vực:

  • Ở thành thị là 10%
  • Ở nông thôn là 6%
  • Khu vực bán nông thôn là 7%
  • Khu vực bán thành thị là 5%.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố dẫn đến trầm cảm sau sinh ở các vùng không giống nhau. Đây cũng chính là lý do dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh ở từng khu vực. 

Lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho biết, các thành phố lớn thường có số người mới nhập cư cao hơn. Chưa kể, phụ nữ thuộc nhóm này thường xuyên gặp phải các vấn đề liên quan đến kinh tế trong thời gian dài mang thai và sau sinh nên dễ bị mắc chứng trầm cảm.

Phụ nữ là con một

Nhóm phụ nữ là con một cũng gặp nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh rất cao. Nguyên do chính bởi vì họ là con duy nhất trong gia đình, thế nên từ bé đến lớn, kết hôn, mang thai rồi sinh con, họ luôn là trung tâm chú ý của cả nhà. Cũng vì được quan tâm quá nhiều và phải chịu đựng sức ép từ nhiều phía, chính là nguyên do dẫn đến việc những phụ nữ này rơi vào tình trạng bị trầm cảm sau sinh.

Phụ nữ có thu nhập cao

Người phụ nữ hiện đại trong xã hội ngày nay thường có mức thu nhập tương đối ổn định, bởi thế yêu cầu họ đặt ra cho chính mình cũng như con cái cực kỳ cao.

nhóm 5 phụ nữ dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh

Phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh rất khó khăn trong việc cân bằng cuộc sống 

Ngay từ trong quá trình mang thai, những người phụ nữ này đã bắt đầu tưởng tượng và tự đặt ra những tiêu chuẩn riêng cho con của mình. Vì kỳ vọng quá nhiều vào em bé nên nếu khi sinh ra, đứa trẻ không giống hình dung sẽ khiến cho người mẹ cảm thấy thất vọng và luôn trong trạng thái căng thẳng. Chính tâm lý này đã khiến cho người mẹ dễ dàng rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh.

Phụ nữ có học vấn cao

Nhóm phụ nữ này thường chú trọng vào công việc, vị trí của mình trong xã hội quá mức. Thế nên khi mang thai, họ vẫn chưa thích ứng kịp với việc bắt đầu chú ý hơn về vai trò của bản thân trong gia đình. Khi mang bầu, họ vừa phải chịu đựng áp lực trong công việc, mặt khác phải đối mặt với việc sắp trở thành mẹ khiến họ luôn rơi vào trạng thái căng như dây đàn. Đây là nguyên nhân chính khiến những phụ nữ có học vấn cao dễ bị trầm cảm.

Phụ nữ cầu toàn

Ở nhóm này, các chuyên gia phát hiện có rất nhiều bà mẹ quá lo lắng về việc người khác đánh giá liệu họ có phải là một người mẹ đủ tốt hay chưa. Chính những kỳ vọng và áp lực không thực tế của dư luận làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của họ.

Cũng theo nghiên cứu, vì quá chú tâm đến việc người khác đánh giá khả năng làm mẹ của mình nên nhóm phụ nữ này dễ có xu hướng trầm cảm. Bởi khi đó, người mẹ đã tự đặt ra cho mình quá nhiều áp lực khiến bản thân bị căng thẳng. Việc căng thẳng quá độ khiến nhóm phụ nữ cầu toàn dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm sau sinh.

Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm sau sinh cho mẹ bỉm

Nếu các mẹ bỉm cảm thấy bản thân đang có dấu hiệu trầm cảm sau sinh như: buồn bả, ủ rột, rối loạn ăn uống, mệt mỏi, khó ngủ... thì nên liên hệ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe càng sớm càng tốt để bắt đầu điều trị.

Được biết, những phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh hiện nay vô cùng đa dạng như: dùng thuốc, trị liệu tại nhà... Theo khảo sát của các nhà khoa học có khoảng 90% phụ nữ đã điều trị thành công bằng thuốc hoặc kết hợp thuốc với hình thức tâm lý trị liệu. 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh được các chuyên gia y tế đánh giá cao, các mẹ có thể tham khảo thêm:

Thuốc trị trầm cảm sau sinh

Hiện nay, có nhiều loạt thuốc phổ biến nhằm điều trị chứng trầm cảm sau sinh, những loại này giúp các mẹ giảm kha khá triệu chứng của bệnh trầm cảm. Song, phương pháp này cần thời gian từ 6 - 8 tuần để thuốc bắt đầu có tác dụng hoàn toàn.

liệu pháp tốt để vực dậy mẹ bỉm khỏi trầm cảm sau sinh

Mẹ bỉm bị trầm cảm sau sinh cần phải có sự đồng hành từ gia đình

Tuy nhiên, tất cả các loạt thuốc chống trầm cảm sau sinh đều có thể gây ra tác dụng phụ, mức độ nghiêm trọng cũng sẽ khác nhau. Các tác dụng phụ từ thuốc bao gồm: Cảm giác kích động hoặc lo lắng, các vấn đề về tiêu hóa và đau đầu... Thế nên, bạn cần phải ưu tiên tìm gặp bạn sĩ để kiểm tra và nhờ họ giúp chọn một loại thuốc điều trị an toàn cho bản thân.

Liệu pháp hormone

Trong quá trình mang thai, lượng estrogen và progesterone suy giảm đột ngột đây cũng là một nguyên nhân làm thúc đẩy quá trình mắc bệnh trầm cảm sau sinh ở sản phụ. Vì thế việc điều trị bằng liệu pháp hormone như hỗ trợ estrogen có thể mang lại tác dụng điều trị cao.

Tuy nhiên, liệu pháp estrogen không thể sử dụng được cho đối tượng có tiền sử bị mắc bệnh Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (thromboembolism). Ngoài ra, tác dụng phụ của liệu pháp này còn gây ảnh hưởng đến chức năng tiết sữa, cũng như làm tăng sản tế bào cổ tử cung, khiến tỷ lệ ung thư tăng cao.

Tâm lý trị liệu

Ở phương pháp này các chuyên gia tâm lý sẽ tìm hiểu nguyên nhân khiến cho mẹ bỉm mắc chứng trầm cảm sau sinh, sau đó sẽ đưa ra chương trình trị liệu phù hợp cho từng khách hàng. Tiếp theo đó, chuyên gia sẽ giúp khách hàng học cách cân bằng cảm xúc và chữa lành những tổn thương về mặt tinh thần.

Tuy nhiên, phương pháp này có một nhược điểm là thời gian điều trị không đồng nhất, phụ thuộc vào tình trạng của khách hàng mà sẽ kết thúc nhanh hay chậm. Ngược lại, lợi ích của cách thức này lại vô cùng nhiều như: cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên, không phải sử dụng thuốc, có năng lượng tích cực để chăm con,...

Qua đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy có vô vàn nguyên do khiến mẹ bỉm mắc phải hội chứng trầm cảm sau sinh và sự tồn tại của nó gây ra không ít nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Và tất nhiên điều này hoàn toàn không phải là lỗi của bạn, bởi chính bạn cũng không mong muốn sự xuất hiện của hội chứng này. Thế nên, trầm cảm sau sinh không khiến bạn trở thành một bậc cha mẹ tồi hay một người xấu vì vốn dĩ nó năm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Cuối cùng, bên cạnh những liệu pháp điều trị khác thì sự sẻ chia từ gia đình, đặc biệt từ người chồng mới là phương pháp tốt nhất để chữa khỏi căn bệnh đáng ghét này. Vì thế, hãy yêu thương người phụ nữ của mình nhiều hơn một chút để họ không phải một mình chống lại nỗi đau tinh thần.

Xem thêm bài viết liên quan:

5h chiều mẹ đơn thân ôm con lao xuống từ căn penthouse vì trầm cảm sau sinh: Là ái nữ của tỷ phú

Trầm cảm sau sinh - những câu chuyện thật... giật mình!