Chuyện là vầy các mẹ, em hay đi lang thang trên Webtretho, câu hỏi em gặp nhiều nhất là “Các mẹ ơi con em lười bú quá, em phải làm sao?”. Trước đây em cũng gặp tình trạng này, phải nói em cũng đau đớn, vật vã, khổ sở với con một thời gian luôn.



Không khổ sở, vật vã sao được khi mỗi lần mẹ nhét ti vào miệng con là con nhay nhay cho sữa chảy ra xong nhả ra nhất quyết không bú. Mà sữa em được nhiều người nhận xét là thơm, ngực em cũng vệ sinh sạch sẽ nữa không hiểu sao con không chịu bú, trong khi đưa con người khác vào là bé mút chụt chụt thấy thương luôn.



Xót con quá, em lại lục đục vắt sữa ra bình cho bú con cũng chẳng thèm bú luôn, cố gắng đút lắm mỗi ngày con uống được từ 100 - 120ml. Dạo đó con 3 tháng tuổi, cân nặng 5kg khiến em buồn rầu mà bị stress trong một thời gian vì cứ mãi nghĩ đến chuyện ăn uống của con. Lo lắng, mệt mỏi em đưa con đến bác sĩ quen của gia đình nhờ tư vấn và mách nước một số bí kíp. Trộm vía khi về làm theo con bú sữa ngoan, tăng cân đều nên em chia sẻ những gì em biết với mẹ nào đang rơi vào khủng hoảng như em trước kia.




Các mẹ cần kiên trì tim nguyên nhân con lười bú để khắc phục



Vì sao con không chịu bú mẹ?



Khi các mẹ trả lời hết những câu hỏi này, các mẹ sẽ tìm ra nguyên nhân khiến con lười bú và có giải pháp thích hợp:



Nguyên nhân từ bé



- Với trẻ bú mẹ



+ Bé không khỏe trong người: Có thể bé mặc bệnh nào đó khó chịu trong người, hoặc cũng có thể bé mọc răng ngứa lợi, bé bị tưa lưỡi hoặc miệng bé có vết loét, xước bên trong.



Cách khắc phục: Mẹ nên kiểm tra kỹ răng miệng trẻ, hoặc cần có thể đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám bệnh.



+ Bé có vấn đề về phản xạ bú mẹ: Việc sữa xuống quá nhanh, quá nhiều dễ làm bé bị sặc dẫn đến việc sợ bú mẹ



Cách khắc phục: Tránh tia sữa chảy ra quá mạnh, gây ngộp thở, bạn hãy dùng 2 ngón tay đặt trên và dưới núm vú, kẹp nhẹ để giảm lượng sữa chảy ra. Nếu sữa mẹ quá nhiều, bạn có thể vắt bớt ra bình sữa để cho con uống sau đó.



Hoặc khi bé bú sữa xuống quá ít, không đủ bé bú cũng khiến bé chán nản không chịu bú mẹ



Cách khắc phục: trước khi cho bé bú mẹ nên uống một ly sữa nóng hoặc một cốc nước ấm. Trong ngày cần tăng cường uống từ 2 – 3 lít nước, lưu ý các loại thức uống lợi sữa như: sữa nóng, nước gạo lứt, chè vằn, mè đen…



- Với trẻ bú bình



+ Núm vú quá cứng



Cách khắc phục: Khi cho bé bú bình mẹ cần chọn núm vú dẹt, mềm gần giống vú mẹ để bé quen và dễ bú



+ Có thể loại sữa mẹ chọn bé không thích



Cách khắc phục: Mẹ nên mẹ có thể đổi sữa cho con. Hoặc cũng có thể do mẹ pha sữa sai sách, quá nhạt hoặc quá ngọt không đúng với chỉ dẫn khiến mùi vị thay đổi trẻ khó uống.



Nguyên nhân từ mẹ



- Chưa nắm rõ thời gian ăn – ngủ của con: Nên cho con ngủ trái giấc, ăn trái giờ. Việc này còn khiến hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém hiệu quả, bé không phân biệt được khi nào mình đói để ăn sữa.



Cách khắc phục: Cần chú ý và ghi lại thời gian ăn ngủ của bé để điều chỉnh cho phù hợp.



- Sữa mẹ có mùi: Mẹ uống rượu, chất kích thích hay ăn những gia vị quá đậm, quá nặng mùi cũng ảnh hưởng đến sữa mẹ khiến bé “ghét” mùi sữa và phản ứng bằng cách không bú.



Cách khắc phục: Mẹ nên hạn chế ăn quá cay, các gia vị nặng mùi như tiêu hoặc tỏi, hành lá…



- Mẹ cho bé bú sai tư thế, sai cách: Cho bé bú sai tư thế khiến bé không thoải mái khi bú cũng dẫn đến bỏ bú. Mẹ cần chỉnh lại tư thế thoải mái nhất cho cả mẹ lẫn con.



Cách khắc phục: Tư thế mẹ cho con bú tốt nhất là ngồi thoải mái trên ghế có lưng tựa (hoặc tựa lưng vào đầu giường), khi cho bé bú, hướng mặt bé về phía bầu vú, đầu và chân bé phải thẳng hàng, bụng bé áp sát vào người mẹ, mẹ dùng tay nâng cả bầu vú về phía miệng bé.



- Mẹ cho bé bú bình trước khi bú mẹ nên bé đã quen với việc bú bình, không thích bú mẹ cũng là một nguyên nhân.



- Trước khi cho bé bú có thể mẹ đã cho bé uống nước (hiện nay các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước vì có thể khiến bé no, không bú mẹ dẫn tới bỏ bú, tăng cân chậm).



Cách dụ con bú mẹ



Sau khi đã tìm hiểu các nguyên nhân, nếu mắc phải lỗi nào trong danh sách trên mẹ hãy sửa đổi ngay nhé. Đồng thời, để giúp bé ngoan ngoãn bú mẹ, các mẹ nên:



- Tạo sự gần gũi, thân mật ấm áp giữa mẹ và bé mỗi khi bú bằng những cái hôn trìu mến vào tay, chân hoặc nói chuyện với trẻ. Đôi khi lý do trẻ từ chối bú do mẹ cho bé bú khi đang tức giận hoặc không có những cử chỉ âu yếm, yêu thương dành cho bé.



- Tuyệt đối không được đổ sữa ra muỗng và đút cho bé từng muỗng. Nếu thường xuyên làm cách này trẻ se quen dần với việc uống sữa bằng muỗng mà không bú mẹ, bú bình nhưng thế rất mất thời gian của cả mẹ và trẻ.



- Cho trẻ ngủ đú giấc, không đánh thức trẻ dậy giữa chừng để bú. Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ sẵn sàng bú


Cuối cùng, vì bất cứ lý do gì trẻ không bú mẹ cũng cần bình tĩnh, kiên nhẫn tìm nguyên nhân và “dụ” bé bú trở lại. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kích thích cho bé ăn, uống khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ.



Sau khi ở chỗ bác sĩ về em đã ghi lại những tư vấn, dặn dò của bác sĩ như trên và rà soát xem mình mắc những lỗi nào để điều chỉnh và khắc phục. Và em đã thành công ạ. Ngày đầu tiên con vẫn chê bú mẹ, nhưng ngày thứ 2 bú được một ít và sau 1 tuần thì bé đã chịu bú mẹ ngon lành rồi ạ, giờ thì cứ rúc rúc đầu vào ngực mẹ mà bú thôi dù con đã 6 tháng tuổi rồi, yêu lắm các mẹ ạ. Chúc các mẹ thành công nhé!