Một số mẹo dân gian có thể giúp trẻ sơ sinh trị đẹn lưỡi rất hiệu quả. Nhưng mẹ cũng phải cẩn thận nếu chưa biết hết về những cách trị dân gian như thế này nha!


Đẹn thực ra là nấm miệng có tên khoa học là Candidas albican, nằm trong khoang miệng của trẻ. Trong cơ thể, loại nấm này luôn trú ẩn và dễ dàng gây bệnh nếu sức đề kháng kém. Nấm lưỡi ở trẻ nhỏ thường có ở mặt lưỡi với các nốt chấm trắng tròn nhỏ hoặc lan thành mảng và tạo thành mạng dây tưa trên mặt lưỡi. Nếu không được chữa, nấm sẽ tái phát trở lại và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ngoài ra, chuyện vệ sinh không đảm bảo cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nấm lưỡi. Do đó, mẹ cần phải vệ sinh miệng lưỡi bé một cách khoa học hơn nhé!


Trẻ khóc quấy, bỏ bú vì đẹn lưỡi


Khi bị tưa lưỡi, vì đau đớn nên trẻ sẽ rất khó chịu, sinh ra khóc quấy và thậm chí bỏ bú. Một số bé bị nặng hơn còn có dấu hiệu sưng đỏ ở mặt lưỡi. Không ít mẹ vì sốt ruột chữa cho con đã dùng tay hoặc vật cạo hết chấm trắng này trên mặt lưỡi của bé và vô hình trung đã khiến các nốt nấm lưỡi bị nhiễm trùng. Nếu đẹn lưỡi lan xuống đường ruột, có thể khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài, mất sức, mất nước và đe dọa đến tính mạng.


Các cách trị đẹn hiệu quả


Trong dân gian có một số cách dùng để vệ sinh miệng lưỡi cho bé sơ sinh khá an toàn. Tất nhiên, để đạt hiệu quả cao, không gây tác dụng phụ mẹ phải biết tuổi nào nên dùng cách gì:



Với trẻ dưới 1 tuổi – Dùng cỏ mực


Mẹ có thể hái nắm lá cỏ mực, đem giã nát. Sau đó, lọc lấy nước cốt rơ lưỡi cho bé từ 2-3 lần mỗi ngày.


Gọi là rơ nhưng mẹ nhớ chỉ chấm lên chỗ nấm lưỡi và rửa lại bằng nước ấm đã nấu kỹ chứ không chà xát nhé!


Cách khác, mẹ có thể dùng muối Bicarbonate de Natri theo cách sau: Mua gói Bicarbonate de Natri về, pha loãng theo tỉ lệ 1 thuốc : 4 nước. Dùng nước này rơ lưỡi cho bé và thực hiệ khoảng 5-7 lần trong ngày. Khi bé hết đẹn lưỡi, mẹ dùng nước ấm nấu kỹ tiếp tục rơ lưỡi cho bé để ngừa bệnh tái phát.


Cuối cùng, nếu mẹ không chọn 2 cách trên, có thể dùng thuốc nystatin (viên bao đường nystatin 500.000 đơn vị). Thuốc này pha với nước muối sinh lý (5 viên thuốc pha với 1-2 giọt nước muối sinh lý) để rơ lưỡi cho bé. Cách này mẹ có thể hỏi lại bác sĩ để biết liều pha chính xác nhé!


Với trẻ trên 1 tuổi


Trẻ nhỏ trên 1 tuổi thường không còn bị đẹn lưỡi nhưng sữa bám trên lưỡi rất bẩn và có thể gây bệnh. Để làm sạch, mẹ có thể dùng mật ong nguyên chất để rơ lưỡi cho bé hoặc ngâm thảo dược như bạc hà hoặc bột baking soda để làm sạch miệng cho bé.


Ngoài ra, những cách dùng được cho bé dưới 1 tuổi cũng có thể dùng cho bé từ 1 tuổi trở lên nên mẹ yên tâm áp dụng nha!


Lưu ý: Với các cách trị đẹn lưỡi cho trẻ, nếu dùng 1 tuần không thấy giảm hoặc hết, mẹ nên đưa bé đi khám để biết nguyên nhân và điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhé!


Xem thêm các bài viết liên quan tại đây:


Những cấm kị khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ cần biết


Cách rơ lưỡi chuẩn khoa học và an toàn cho trẻ theo từng tháng tuổi


“Chờ 3 tháng nằm ổ, đến giờ yêu vợ lại bảo “làm đúng deadline nha anh” và khi "tức nước" chồng sẽ..


Xem thêm clip: Cách phòng và trị tưa lưỡi ở trẻ mẹ nên biết


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2017/05/sFeF5njnN6-480x360.jpg