Những nguyên nhân khiến bé bị rụng tóc khi ngủ?
Tuỳ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau; bé bị rụng tóc khi ngủ sẽ có nguyên nhân khác nhau. Một số tác nhân chính phải kể tới như:
- Rối loạn nội tiết tố
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rụng tóc khi ngủ thường xuất phát từ vấn đề rối loạn hormone trong cơ thể. Nguyên nhân có thể do cơ thể của mẹ bị rối loạn hormone gây ảnh hưởng tới bé. Hoặc là do bản thân bé bị thiếu dinh dưỡng. Đa phần các bé bị rụng tóc bởi nguyên nhân này đều có mẹ bỉm gặp phải rụng tóc sau sinh.
- Tư thế nằm ngủ của trẻ
Đây có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bé bị rụng tóc khi ngủ. Các bé được thường ba mẹ cho nằm cố định bằng cách chèn gối. Điều này để tránh bé bị lăn và nguy hiểm. Thế nhưng điều này vô tình lại khiến bé chỉ được nằm 1 tư thế. Lúc này, phần tóc ở khu vực tiếp xúc với gối không được thông thoáng; cộng thêm mồ hôi tiết ra sẽ khiến tóc bé dễ bị rụng.
- Bệnh nấm da đầu
Tình trạng nấm da đầu xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 3 – 14 tuổi. Phần nấm viêm sẽ gây ra các mảng rụng tóc có vảy màu xám. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bé bị rụng tóc khi ngủ.
- Thói quen sinh hoạt
Một số bé gái bị rụng tóc do ba mẹ cột tóc quá chặt; bện tóc quá căng tạo ra áp lực quá mức. Từ đó khiến tóc dễ gãy rụng. Trường hợp này tóc sẽ thường rụng chủ yếu ở vùng trán và thái dương. Ngoài ra, một số bé còn có tật hay giật tóc. Ba mẹ cần chú ý và sửa thói quen không tốt này của bé.
- Bé bị thiếu hụt vitamin D3
Tình trạng này thường xảy ra chủ yếu ở những bé trong độ tuổi 3 – 6 tháng. Nó còn có tên gọi là rụng tóc vành khăn. Biểu hiện là tóc bé sẽ rụng theo một đường tròn ở vùng sau gáy. Sự thiếu hụt vitamin D3 sẽ khiến bé bị rụng tóc vành khăn. Đi cùng với đó sẽ là các biểu hiện khác như bé hay quấy khóc vào ban đêm; thóp rộng; ngủ không sâu giấc; ra mồ hôi nhiều…
- Thay đổi tư thế nằm cho bé
Với nguyên nhân rụng tóc do tư thế nằm, ba mẹ nên chú ý đặt bé ngủ ở nhiều tư thế khác nhau. Phụ huynh hãy chú ý lật người bé sau 1 khoảng thời gian nhất định. Cùng với đó là thường xuyên vệ sinh chăn ga gối; lau mồ hôi cho bé; để bé ngủ ở không gian thông thoáng. Ba mẹ hãy tạo dần thói quen cho trẻ; sau 6 tháng tuổi, bé có thể tự điều chỉnh tư thế.
- Gội đầu thường xuyên cho bé
Việc vệ sinh đầu thường xuyên và đúng cách cho bé sẽ là giải pháp hiệu quả giúp bé phòng ngừa nấm da đầu. Ba mẹ nên dạy bé không được nằm ngủ khi tóc chưa khô. Đồng thời với các bé gái nên để xoã tóc khi ngủ để giảm áp lực cho chân tóc. Đặc biệt, ba mẹ nên chú ý lựa chọn những sản phẩm dầu gội an toàn, lành tính; phù hợp với làn da mỏng manh nhạy cảm của bé.
- Bổ sung vitamin D3 cho bé đầy đủ
Để hạn chế tình trạng rụng tóc vành khăn, ba mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ vitamin D3 cho bé. Ngay từ giai đoạn sơ sinh mới chào đời, bé đã cần lượng D3 nhất định để giúp cơ thể phát triển. Điều đáng nói là trong sữa mẹ có rất ít vitamin D3. Nó không đủ để đáp ứng nhu cầu của bé. Do đó, giải pháp tốt nhất chính là sử dụng các sản phẩm từ bên ngoài.