Bé mấy tháng biết lật là vấn đề được rất nhiều những ông bố, bà mẹ bỉm sữa quan tâm bởi đây là một trong những cột mốc quan trọng đầu đời của con trẻ. Giây phút con biết lẫy, ba mẹ và những người thân yêu vỡ òa trong hạnh phúc và cũng là lúc con trưởng thành hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về thời điểm con biết lật và những vấn đề cần lưu ý xoay quanh khoảng thời gian “nhạy cảm” này. Đó là lý do, bạn nên tham khảo những chia sẻ dưới đây của chúng tôi để có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích, đặc biệt là đối với những người lần đầu tên làm ba mẹ nhé!

Bé mấy tháng biết lật?

Thông thường, trẻ sẽ biết lật vào những tháng tuổi thứ 3, thứ 4 là phổ biến nhất. Tuy nhiên, đây chỉ là con số thống kê tương đối bởi mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau về đặc điểm thể chất cũng như tốc độ phát triển. Có những bé biết lật sớm hơn nhưng cũng có những bé biết lật muộn hơn mốc thời gian này. Vậy nguyên nhân là do đâu?

  • Bé biết lật sớm: Nhiều trẻ đã có thể tự lật úp ở tháng thứ 2, đầu tháng thứ 3 và thậm chí là sớm hơn. Đây là hiện tượng hết sức bình thường bởi khả năng nhạy bén và phát triển của bé có thể nhanh hơn so với các bạn đồng trang lứa. Khi biết lật sớm, trẻ sẽ được quan sát và tương tác nhiều hơn với thế giới xung quanh, đặc biệt là giảm nguy cơ bẹt đầu do nằm ngửa quá nhiều. 
  • Bé chậm biết lật: Không ít người tỏ ra vô cùng lo lắng khi thấy bé yêu của mình biết lật chậm hơn so với mốc thời gian trung bình nêu trên. Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho điều này như cân nặng vượt chuẩn, thiếu hụt canxi, trở ngại tâm lý hoặc ba mẹ mặc cho bé quá nhiều quần áo khiến việc trở mình gặp khó khăn.
hình ảnh

Dấu hiệu sắp biết lật ở trẻ

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ, người lớn cần lưu ý quan sát các biểu hiện của bé để biết khi nào bé đang có dấu hiệu muốn lật. Dưới đây là một số cách nhận biết khi trẻ bước vào giai đoạn tập lẫy.

– Bé có thể tự nhấc đầu dậy khi mẹ đặt bé nằm sấp. Lúc này, bé còn có thể chống tay để nâng đỡ được phần ngực và đầu.

– Khi mẹ đặt bé nằm ngửa, bé thường đung đưa chân hay hướng chân lên phía trước.

– Thay vì nằm ngửa nhiều như những tháng trước, ở giai đoạn này bé thích nằm nghiêng nhiều hơn.

– Khi mẹ để các đồ vật quanh bé, bé sẽ có phản xạ di chuyển lại gần để lấy đồ vật.

– Thời gian đầu, sức cơ vùng cổ và vai chưa ổn định, bé chỉ có thể chuyển từ nằm ngửa sang nằm sấp. Tuy nhiên, sau một thời gian rèn luyện, hệ thống cơ và xương của bé ổn định hơn và bé có thể chuyển từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa một cách dễ dàng.

hình ảnh

Một số lưu ý quan trọng cho ba mẹ khi có con tập lẫy

Ba mẹ nói riêng và người lớn-người chăm sóc trẻ nói chung cần lưu ý một số vấn đề sau nếu trong nhà có trẻ đang trong giai đoạn tập lẫy, biết lẫy.

Mát-xa cho bé

Massage thường xuyên giúp bé cảm thấy dễ chịu, thư giãn, cơ thể linh hoạt và phát triển xương tốt hơn. Không chỉ ở độ tuổi này mà trong suốt những năm tháng về sau, ba mẹ cũng nên mát xa đều đặn cho bé để cải thiện chiều cao và sức khỏe. 

Đảm bảo an toàn cho bé

Một lưu ý quan trọng khác chính là việc đảm bảo an toàn cho bé. Ở giai đoạn này, trẻ chưa nhận thức được nguy hiểm, đồng thời, việc vận động, di chuyển các tư thế liên tục có thể khiến bé té ngã bất cứ lúc nào. Do đó, ba mẹ lưu ý giường ngủ cần phải được che chắn cẩn thận và kiên cố.

Hạn chế mặc quá nhiều quần áo

Ở giai đoạn này, nếu thời tiết không quá lạnh, ba mẹ nên hạn chế mặc quá nhiều quần áo hoặc quấn quá nhiều tã khiến cơ thể bé trở nên nặng nề và khó cử động. Điều này dẫn đến việc nghiêng người và lật người càng trở nên khó khăn và làm chậm quá trình tập lẫy của bé. 

Thường xuyên chơi cùng trẻ

Nếu muốn trẻ nhanh biết lật, ba mẹ nên dành thời gian chơi đùa cùng bé hoặc làm mẫu các động tác nghiêng người, lật người để bé bắt chước. Ngoài ra, ba mẹ có thể thường xuyên ở gần bé hay đặt 1 món đồ chơi nào đó ở gần bé trong cự ly nhất định để kích thích trẻ vươn người nhiều hơn. 

hình ảnh

Quan sát và giúp đỡ trẻ

Nếu không có thanh chắn giường, phụ huynh tuyệt đối không để các bé nằm 1 mình. Hãy đảm bảo rằng bé luôn trong tầm mắt và đủ gần để có thể kịp thời ứng phó với những tình huống bất ngờ xảy ra. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên quan sát thường xuyên để hiểu rõ về đặc điểm cũng như tình hình của con mình, đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ nếu bé quá khó khăn với những tư thế mới. 

Căn chỉnh thời gian tập lật

Ba mẹ nên cho bé tập lật khoảng 20 phút mỗi ngày. Nếu tập lật quá lâu, trẻ sẽ bị mệt, dễ bỏ ăn, bỏ bú,… Đồng thời, mẹ cũng nên chia nhỏ thời gian tập cho con.

Hy vọng, với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích và kinh nghiệm về việc tập lẫy của con. Như vậy, bé mấy tháng biết lật đã không còn là vấn đề khiến ba mẹ phải băn khoăn, thay vào đó là những hành trang sẵn sàng cho việc chăm sóc và nuôi dạy bé yêu một cách tốt nhất. Cảm ơn đã đón đọc!