Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em

Điều trị tiêu chảy ở trẻ em dựa trên nguyên nhân gây bệnh

Tiêu chảy ở trẻ em thường là cơ thể phản ứng để loại bỏ vi khuẩn, thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em bao gồm:


Nhiễm trùng đường ruột bởi virus và vi Khuẩn:

  • Virus: Có thể gây ra tiêu chảy và buồn nôn, kéo dài vài ngày.
  • Rotavirus: Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuất hiện dịch bệnh vào mùa đông và đầu xuân.
  • Enterovirus: Virus này tấn công hệ tiêu hóa của trẻ, gây ra tiêu chảy, thường phát triển mạnh mẽ vào mùa hè.
  • Vi khuẩn: Có nhiều chủng vi khuẩn gây tiêu chảy ở trẻ em như Shigella, E.Coli, Campylobacter, Salmonella.
  • Ký sinh trùng: Một số loại ký sinh trùng như Giardiasis và Cryptosporidiosis cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em.

Do một số nguyên nhân khác gây ra

  • Chế độ ăn nhiều đường như đồ ngọt, nước trái cây đóng hộp.
  • Bị dị ứng thực phẩm.
  • Cơ thể không hấp thu lactose, fructose, sucrose.
  • Bị vấn đề về đường ruột khác như bệnh Celiac, viêm ruột, viêm loét đại tràng, viêm dạ dày.

Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường


Điều trị tiêu chảy ở trẻ em dựa trên nguyên nhân gây bệnh


Đa phần tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ là do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Lúc này, bố mẹ cần tìm cách bù nước và điện giải cho trẻ tiêu chảy để tránh tình trạng mất nước nguy hiểm cũng như tăng cường cho con dùng men vi sinh để ổn định hệ sinh thái đường ruột. Phương pháp sử dụng thuốc trị tiêu chảy cần được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ, lưu ý:


Bù nước và chất điện giải


Bù nước và chất điện giải là cách trị tiêu chảy ở trẻ em tại nhà phổ biến, được thực hiện như sau đây:


Hòa tan 1 gói Oresol với 1 lít nước sau đó cho bé uống trong ngày.


Cho con dùng nước cháo muối với cách nấu đơn giản là dùng 1 nắm gạo (50gr) và 1 nhúm muối (3.5gr) thêm 6 bát nước đun sôi cho tới khi hạt gạo nở bung ra, chắt lấy 1 lít nước cháo cho bé uống. Tốt nhất là dùng nước cháo muối trong ngày.


Trường hợp trẻ tiêu chảy bị mất nước nặng, li bì hay quấy khóc nhiều, khóc không ra nước mắt, tiểu ít, nôn trớ nhiều, da khô thì cần đưa con tới gặp bác sĩ ngay.


Chú ý nhiều hơn chế độ dinh dưỡng của trẻ


Với trẻ còn bú mẹ, các mẹ cần cho con bú nhiều hơn và duy trì cữ bú lâu hơn để bù nước cho bé. Những bé lớn cần cho con ăn thành nhiều bữa, tăng thêm ít nhất 2 bữa so với khi bé đang không bị bệnh với các món ăn mềm, nhừ, dễ tiêu hóa. Tránh tuyệt đối bắt trẻ nhịn ăn bởi làm như vậy sẽ khiến con bị suy dinh dưỡng.


Chăm sóc trẻ theo hướng dẫn từ bác sĩ


Bố mẹ cần theo dõi số lần trẻ đi ngoài, số lượng, màu sắc phân và bù nước cho con, theo dõi dinh dưỡng của bé. Không tự ý dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần cho con đi khám ngay nếu bé bị tiêu chảy nặng hơn, bị sốt cao liên tục, co giật, nôn trớ nhiều, đi phân ra máu..


Bổ sung men vi sinh


Men vi sinh là sản phẩm bổ sung các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Cho trẻ uống men vi sinh giúp lập lại sự cân bằng hệ sinh thái đường ruột, hỗ trợ tăng cường tiêu hoá cho bé, nhất là trẻ gặp tình trạng tiêu chảy, đi ngoài phân sống, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… từ đó tạo tiền đề giúp con ăn uống ngon hơn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, để trẻ mau khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe tốt.


Điều trị tiêu chảy ở trẻ em cần được thực hiện ngay khi thấy bé bị bệnh, tránh để trẻ tiêu chảy lâu dài có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.