Tôi có một người bạn. Từ trước khi lấy chồng, sinh con, cô ấy vốn đã không thích trẻ con, nhất là những đứa trẻ dưới 1 tuổi. Những đứa trẻ sơ sinh thậm chí còn làm cho cô ấy cảm thấy sợ hãi vì không biết phải làm gì với bé. Với những em bé lớn hơn một chút, cô ấy rất sợ khi chúng quá hiếu động, nghịch ngợm…




Đến khi cô ấy sinh con... dường như cô ấy đã vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Cho đến khi 2 tuần sau sinh, các cuộc thăm hỏi không còn nữa. Chồng cô ấy đi làm lại. Ông bà hai bên cũng quay trở lại với công việc riêng. Cô ấy quay cuồng với bỉm tã, sữa, quần áo bẩn, em bé khóc… và cô ấy kiệt sức.



Hỏi sinh con có hạnh phúc không, cô ấy vẫn trả lời là hạnh phúc. Nhưng cái suy nghĩ “không thích trẻ con” thì không thay đổi. Lý do như sau:



1. Phải cho trẻ con bú. Núm vú bị rò rỉ sữa, rồi căng ra và đau nhức. Có lúc, cô ấy còn bị áp xe vú nữa làm hai bầu ngực như hai quả bom, cô ấy chỉ còn biết vừa massage ngực vừa khóc, chờ chuyên gia đến thông tia sữa giúp.



2. Dọn ị cho trẻ con. Nỗi sợ hãi dọn ị cho trẻ con có từ hồi còn con gái, đến bây giờ vẫn còn ám ảnh cô ấy. Mỗi lần thấy em bé nào ị là cô ấy bịt mũi chạy đi rồi. Còn khi là mẹ rồi, phải dọn cho con nên cô ấy vô cùng ức chế. Mà trẻ sơ sinh thì ị suốt, có ngày có khi đến cả chục lần lau chùi cho em bé.



3. Trẻ con không ngủ. Hoặc nếu khi chúng ngủ, người lớn cũng khó có thể ngủ theo. Con gái cô ấy có những giấc ngủ kéo dài khoảng 5 tiếng đồng hồ vào mỗi buổi chiều, sau đó em bé thức liên tiếp 2-3 tiếng đồng hồ vào ban đêm. Mặc dù cô ấy đã cố gắng khắc phục sự “lệch múi giờ” này của con gái, nhưng mọi việc chẳng tốt hơn được chút nào. Sự mất ngủ khiến em bé quấy còn mẹ thì cứ quạu cọ miết.



4. Trẻ con rất mong manh. Bất cứ người phụ nữ nào lần đầu làm mẹ cũng mang trong mình nỗi hoang mang không biết mình bế con thế này có ổn không, mình có làm gãy xương con không, có khi nào mình sẽ làm lọt con xuống đất không – vì con quá bé bỏng. Cô ấy cũng vậy, cô ấy không ngừng lo lắng tôi sẽ làm tổn thương con gái nếu bế con lên, hoặc chỉ sợ sẽ làm con ngẹt thở nếu như nằm cạnh con khi ngủ…





5. Chúng không biết giao tiếp.
Nói đúng hơn là trẻ con không giao tiếp kiểu của người lớn, tức là chuyện trò. Chúng chưa thể nói trong suốt một thời gian dài, chính vì vậy người lớn phải chơi trò phỏng đoán “nhìn mặt đoán ý”. Mỗi khi con khóc, mẹ phải kiểm tra xem lý do vì sao (do ướt bỉm, hay nóng quá, hay đói bụng…). Nếu người mẹ không có kỹ năng chơi với trẻ con, thì cả ngày sẽ chẳng ai nói với ai một câu, dễ dẫn đến trầm cảm lắm đấy.



6. Chúng chỉ dễ thương trong vài giây.
Có thể vài phút, rồi sau đó chúng khóc lóc, đòi bế, đòi được nựng, đòi có người ở bên cạnh… Đói quá cũng làm trẻ khóc, ướt vì tè hay ị cũng làm bé khóc; quá lạnh, quá nóng, mệt mỏi, BẤT CỨ ĐIỀU GÌ BẤT THƯỜNG cũng khiến chúng khóc. Hầu như toàn bộ thời gian còn lại trong ngày của bé, ngoài ngủ và ăn sẽ là khóc. Thỉnh thoảng chúng mới vui vẻ, cười đùa và giao lưu với người lớn bằng vài động tác huơ chân múa tay.



7. Hầu hết các em bé trông giống như người ngoài hành tinh.
Chúng có cái đầu to, tay chân yếu ớt, đôi mắt mở to nhưng mãi mới biết nhìn theo mẹ. Chúng không thể ngồi, hay bò, hay đi, chỉ nằm yên một chỗ và đòi bế.



8. Trẻ gây phiền nhiễu.
Kinh nghiệm của cô ấy là không nên cho trẻ đi đâu cả, nhất là trong các cuộc tiệc tùng, gặp mặt bởi vì sẽ rất vất vả để chăm sóc bé. Nhưng nếu không cho bé đi cùng, thì mẹ cũng khó có thể đi đâu được vì không thể gửi bé cho ai. Chính vì thế, cô ấy luôn cảm thấy phiền khi có một em bé trong nhà.



9. Mọi người đều cố gắng chạm vào em bé.
Có nghĩa là, tất cả mọi người sẽ cố gắng để giao lưu với cả phụ huynh của bé. Tại các trung tâm mua sắm, tại các cửa hàng tạp hóa, trong siêu thị hay kể cả trong một nhà vệ sinh công cộng… nếu có ai đó để ý đến bé nghĩa là cô ấy cũng phải trả lời vài ba câu hỏi thăm của người lạ. Cô ấy không thích điều đó.



Tôi hiểu là trên đời này chẳng có ai không rung động trước một em bé, nhất là khi em bé đó dễ thương. Thế nên nếu ai đó có suy nghĩ “em bé có gì đâu mà thích” như người mẹ này kể cũng hơi “dị” trong mắt các bà mẹ khác.