❤️Bài viết dành cho những ai sắp làm mẹ, mới sinh em bé dưới 1 tháng đang tìm hiểu về E.A.S.Y – phương pháp nuôi con khoa học 


Ở cột mốc 4 tuần tuần đời chúng ta chưa cần áp lực cho con theo easy ngay, thời gian này là thời gian để mẹ làm quen cùng con, mẹ quan sát để hiểu con và bé cũng cần thời gian để thích nghi với môi trường mới, chưa cho con theo easy nhưng không có nghĩa là mẹ sẽ “ nuôi con tùy tiện” khóc là bú, khóc là bú, vừa bú vừa ngủ, rung lắc cho con ngủ,... lâu dần sẽ trở thành thói quen xấu, con phụ thuộc ti mẹ để ngủ, gắt ngủ, ngủ không sâu giấc. con ăn vặt sẽ ngủ vặt mà ngủ vặt thì tinh thần không thoải mái dễ cáu gắt, quấy đêm,…Vậy ở mốc 4 tuần tuổi dù con chưa theo E.A.S.Y thì mẹ cũng nên làm những điều sau để tạo bước đệm cho việc thiết lập các nếp sinh hoạt chuẩn sau này nhé!


1️⃣ Hãy tập cho con bú ĐÚNG KHỚP NGẬM và ĂN NO THEO ĐÚNG NHU CẦU CỦA CON. Bạn đừng quan tâm đến lý thuyết giãn dạ dày rồi sợ không dám cho con ăn thêm nhé, con bú đúng nhu cầu, mình không ép con ăn, con ăn no thì mới có thể ngủ sâu, ngủ tốt và phát triển tốt được.


Nhiều mẹ chưa biết cách cho con ăn hiệu quả thì mình sẽ giới thiệu luôn ở đây nhé!


✅Với bé ti mẹ trực tiếp: 

👉🏻Mẹ hãy tìm một tư thế phù hợp để ngồi cho con ti, vì nhiều bé mất đến 40p để ti nên nếu mẹ bị mỏi thay đổi tư thế quá nhiều lần sẽ làm gián đoạn việc mút của con


👉🏻Cho con ngậm đúng khớp ngậm. trên mạng có rất nhiều clip về khớp ngậm chuẩn, các mẹ tự tìm hiểu nhé! Việc sai khớp ngậm sẽ khiến mẹ bị nứt cổ gà, bé bú lắt nhắt vì khi ngậm sai khớp sữa sẽ không tiết ra nhiều khiến bé không đủ no, từ đó dẫn đến cả mẹ lẫn con đều stress và dĩ nhiên là ăn kém hiệu quả rồi.


👉🏻Đánh thức bé nếu bé ngủ gật. Nhiều em bé hay gà gật khi được ti mẹ nhất là những ngày đầu đời, nếu bé ngủ gật trên ti mẹ mẹ cần rất nhiều công sức và nỗ lực để gọi con dậy ăn để con được ăn no. Mình đã từng rất mệt mỏi trong giai đoạn này khi vừa bị đau vết khâu, vừa cố gắng cho con ti mẹ, vừa đánh thức con dậy trong lúc ăn, đã có lúc mình muốn buông xuôi, muốn bỏ cuộc nhưng mình rất quyết tâm và kết quả nhận lại thì rất mỹ mãn. Nên khi bạn có ý định buông xuôi hãy nghĩ đến kết quả tốt đẹp đang đợi bạn ở phía trước để lấy đó làm động lực cố gắng nhé! Nhiều mẹ chưa sinh em bé chắc chắn k hiểu nổi tại sao công đoạn này lại vất vả đến thế đâu, cứ đẻ đi rồi sẽ rõ nha =))))


👉🏻Ợ hơi giữa bữa ăn. Việc ti mẹ và ti bình đều nuốt phải rất nhiều hơi, làm bé có cảm giác no giả, đầy hơi, chướng bụng, vì thế vộ ợ hơi cho con giữa bữa ăn sẽ làm con giảm khó chịu, giúp bé đẩy hết khí ra ngoài, lấy chỗ trống để ăn tiếp cho đến khi no hẳn. KHi ợ hơi có thể con sẽ trớ một chút sữa ra ngoiaf, đừng lo lắng nhé, chuyện bình thường thôi. Sau khi ợ hơi, hãy tiếp tục bữa ăn.

✅ Với bé ti bình


👉🏻Việc đầu tiên là bạn hãy chọn một chiếc bình giúp con ăn hiệu quả, giúp chống đầy hơi nhé. Chiếc bình được vinh danh là bình “ thần thánh” trong làng easy là bình avent nhé các mom, Mình thấy rất nhiều mẹ chọn bình pigeon nhưng đây thực sự không phải chiếc bình giúp con ăn hiệu quả đâu, về sau này 10 ca than con lười ăn thì 9 ca do dùng bình pigeon, chưa kể hệ thống chống đầy hơi của bình này kém, con nuốt phải rất nhiều khí, vỗ ợ mãi không hết, núm quá mềm, nếu con mút mạnh quá dễ bẹp núm và không ra sữa. 


👉🏻Cho con ăn trên gói dốc hoặc gối chống trào ngược, tư thế cố định sẽ giúp con ăn hiệu quả hơn.


👉🏻Ợ hơi giữa bữa ăn ( đã nói bên trên)

=>KL: khi các bạn thấy con nhả ti, nhả bình vỗ ợ kỹ rồi mà vẫn không ăn tiếp là bé đã ăn no.


2️⃣ Học cách vỗ ợ hơi hiệu quả cho bé. Những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của con chưa phát triển, trong bụng bé tạp khí gas liên tục chưa kể lúc bé ăn sẽ nuốt phải hơi, khóc cũng nuốt phải hơi, đôi khi khí bị kẹt ở quá sâu, một lúc sau mới đẩy lên làm bé khó chịu vì thế hãy dành cả thanh xuân của bạn để vỗ ợ cho bé nhé. Sau cái ợ to đầu tiên cần vỗ ợ thêm 10-15p. Con gồng, cong người là lúc con đẩy hơi lên chứ ko phải con phản đối ợ hơi. Lúc này mẹ hơi ngả người ra sau, thực hiện xoa lưng con vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, hoặc vuốt dọc sống lưng từ trên xuống dưới giúp con đẩy hơi ra. Khi con mềm người lại thì tiếp tục vỗ. 

Ợ hơi thường xuyên là chìa khóa của một em bé dễ chịu và hạnh phúc. 


3️⃣ Giúp con phân biệt ngày đêm. Ban ngày bạn hãy làm ồn ào, nói chuyện, lau mặt, rửa mông để con được tỉnh táo hoàn toàn, không cho con ngủ quá 2h mỗi giấc vào ban ngày. Nhiều người nói mình rằng trẻ con ngủ một ngày mười mấy tiếng cơ mà, nó ngủ thì cứ để cho nó ngủ chứ, vậy thưa quý vị, một ngày có 24 tiếng, con ngủ mười mấy tiếng thế mấy tiếng còn lại con không thức vào ban ngày thì lúc nào con mới thức? vâng, đúng là đêm rồi đó ^^. Đêm cứ để con ngủ tới khi dậy đòi ăn, ko cần đánh thức con dậy ăn theo cữ, những đảm bảo mỗi cữ ăn đêm cách nhau ít nhất 2h, bé dậy cho bú đêm quá nhiều cũng là nguyên nhân gây lẫn lộn ngày đêm ở trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không bật đèn sáng, để đèn mờ, làm mọi việc trong im lặng và nhẹ nhàng.


4️⃣Tách bú và ngủ. Con ngủ dậy mới cho bú chứ không cho bú rồi ngủ.

• Ban ngày: dậy – tháo quấn – lau mặt tỉnh táo – cho bú no - ợ hơi kỹ - rửa đít – thay bỉm – quấn bé – dùng các phương pháp trấn an bé 4s/5s – đặt ngủ

• Ban đêm: dậy cho bú luôn, bú xong vỗ ợ, thế con ị thì thay bỉm trong im lặng, hạn chế nói chuyện ồn ào


5️⃣ Đi ngủ là quấn. Các bạn có biết tại sao bé sơ sinh thích được ôm đi ngủ không? Vì nó chặt chẽ, con cảm thấy an toàn, và việc quấn con thật chặt chẽ giúp mẹ tái tạo môi trường trong bụng mẹ sẽ làm con cảm thấy an toàn, chặt chẽ và ngủ ngon, không giật mình. Nếu quấn cho con nhiệt độ phòng phải đảm bảo dưới 26 độ C


6️⃣ Thực hiện đầy đủ trấn an 4s/5s khi cho con đi ngủ. Whitenoise bật từ đầu giấc và hết cả giấc. Ti giả có thể mời sau khi con đã bú đúng khớp ngậm nếu ti mẹ trực tiếp. Bé bú bình thì mời ti giả từ đầu được luôn. Quấn, ti giả, wn là các công cụ giúp bé trấn an, con lớn hơn tháng kinh vững hơn sẽ tự bỏ dần dần, ko phải lo con “ghiền”, “phụ thuộc” rồi suốt ngày chăm chăm cắt/cai cho con sớm.


7️⃣ Mẹ tâm lý thoải mái, ăn uống đủ chất, tranh thủ ngủ các giấc ngắn theo con, uống nhiều nước v.v..để đảm bảo có đủ sữa cho con bú. Nếu hút sữa cho con bú bình cần học cách hút sữa quả, cách massage và vắt tay để tránh tắc sữa. 


8️⃣ Trong thời gian con ngủ mẹ hãy tranh thủ tìm hiểu kiến thức trên sách, bộ 3 cuốn nuôi con không phải là cuộc chiến lúc nào cũng để dưới gối nhé. Nên đọc sách, tránh dùng điện thoại nghịch linh tinh, nếu có lên mạng thì hãy tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các bài chia sẻ của các mẹ đi trước