Sinh ra làm kiếp phụ nữ là phải làm đẹp, vì mình là phái đẹp mà, không là uổng phí lắm.

Nhưng mà có làm đẹp thế nào cũng phải biết cân đo đong đếm với thu nhập của mình nha mẹ, chứ không có ngày vỡ nợ như chơi.

Mình có nhỏ bạn, suốt ngày cứ kêu ca nghèo mãi, không có tiền mua xe, mua nhà, vậy á mà suốt ngày cứ thấy nó sắm đồ, nào áo quần, váy đầm các kiểu, chưa kể giày dép và các loại mỹ phẩm. Mà nó sắm xong thường xuyên dùng không nói, đằng này, cứ mua xong thấy không vừa ý là đẩy sang một bên, có khi cho hàng xóm, chị em, hay bạn bè.

Vậy đấy nên hỏi sao mà giàu được được, đến cả chiếc xe máy cũng không mua được là biết rồi. Vấn đề là nằm ở cách chi tiêu.

Rồi có cô nọ mình quen cũng thế, cô có địa vị xã hội, thu nhập mỗi tháng hơn rất nhiều người, vậy mà bao nhiêu năm trời, cô vẫn không thể mua nổi căn nhà, trong khi đứa em của cô, làm công việc chân tay thôi đó, tất nhiên thu nhập thấp hơn, chắt mót chi tiêu vậy mà có căn nhà to ở vùng ngoại ô. Cô cứ than hoài nhưng cũng do cô, ăn xài xả láng, không biết cân đối thu chi.

Nay đọc bài viết này trên Bắc Giang TV, mới thấy hóa ra cũng có một số người tương tự.

hình ảnhẢnh chụp trang Bắc Giang TV. 

Chị này kể lấy chồng và sinh sống ở Hà Nội được 9 năm. Vợ chồng có tổng thu nhập đâu phải là tệ, cũng 35 đến 40 triệu đồng mỗi tháng, chưa kể là tiền thưởng mấy dịp lễ Tết. Thêm may mắn là vợ chồng chị không phải lo chuyện nhà cửa, chỉ phải trả khoản nợ 300 triệu mà bố mẹ vay do còn thiếu để mua cho căn nhà 2 tầng trong hẻm sau khi cưới.

Khoản nợ này đối với chị khá nhẹ nhàng. Mấy năm đầu lấy nhau, vợ chồng chưa có con nên kế hoạch trả nợ dễ dàng, mấy năm say hết nợ, vợ chồng chị chi tiêu thoáng hơn.  

Tiền lương chuyển thẳng vào tài khoản, với chị có thói quen sử dụng thẻ tín dụng, chuyển khoản online nên càng tiện. Mua sắm quần áo, giày dép, mỹ phẩm các kiểu, thấy ưng là mua chứ không đắn đo quá nhiều.

Có hôm đi làm phải đi lên đi xuống chục lần để lấy các món hàng đã mua online. Có ngày quay qua quay lại, bay mất 2 triệu cho tiền mua hàng online. Cứ mải mê mua sắm, đến một hôm sau nhiều năm lấy chồng, rảnh rỗi chị lục soạn tủ quần áo để bỏ bớt cái nào không mặc đến. Kể ra phân loại, sắp xếp nó không phải là nhanh, mất cả ngày trời.

Kết quả có 5 bao tải đồ được soạn ra để mang đi cho. Trong đó có rất nhiều món mà chị mua về còn nguyên mác, chưa dùng lần nào, có cái chỉ mặc được vài lần. Lúc này chị mới ngớ người, hóa ra lâu nay chị mua sắm quá hoang phí.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 

Mặc dù vậy chứ ăn uống ở nhà chị khá đơn giản, không cầu kỳ, vì thói quen mua sắm mà tháng nào hết tháng đó. Trả nợ xong nhiều năm trời, vợ chồng chị cũng chẳng tiết kiệm được gì, chỉ vỏn vẹn mua được chiếc tay ga với sửa nhà hết hơn 200 triệu.

Đem đi cho 5 bao tải quần áo, váy vóc các loại, chị quyết định thay đổi cách ăn xài, nhất là cai nghiện mua sắm online. Bắt đầu có sự cân nhắc khi mua sắm quần áo, đặt câu hỏi nó có vừa với mình không, có cần thiết không, có đến lúc phải mua chưa… Làm vài lần riết thành thói quen. Từ việc mua hàng online cho đến các khoản chi tiêu vui chơi bên ngoài và vào cuối tuần, lễ Tết, du lịch hằng năm…

Kiểm tra từ lúc đó đến 2 năm sau, bất ngờ, chị tiết kiệm được nửa tỷ đồng. Quần áo, đồ dùng cũng gọn gàng hơn trước chứ không còn chất đống, tốn thời gian dọn dẹp như trước nữa.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 

Kế hoạch đã thành công, nay chị đang dự tính mua ô tô, vì sau khi nhận lương, chi tiêu các kiểu, bình quân mỗi tháng chị dư được 20 đến 25 triệu đồng.

Quả là một con số không tưởng phải không các mẹ?

Mình thấy thói quen mua sắm này nhiều chị em mắc phải lắm, không phải chỉ riêng mấy trường hợp mình đã kể trên đâu, nên thành ra mới có nhiều người nghèo và ít người giàu đến vậy.

Mọi người chỉ thấy ở bề nổi chứ không hề thấy ở bề chìm, những người giàu có họ vừa phải vất vả lao động, lại phải lên kế hoạch chi tiêu hợp lý nữa.

Vậy nên muốn mình giàu có, hãy học cách kiểm soát chi tiêu lại nha mẹ. Sẽ có hiệu quả đấy, mẹ thử xem nào.

Tổng hợp