Hầu như gia đình nào cũng dùng đũa để ăn cơm, nhưng ít ai quan tâm đến việc phải thay chúng sau nửa năm. Nhiều người nghĩ cứ xài tới khi nào nó hỏng rồi thay, tuy nhiên tác hại nó đem ra thì vô cùng đáng sợ đấy các mẹ. Không muốn vô tình "giết" cả nhà thì phải tìm hiểu ngay:



webtretho


Ảnh minh họa




Không ít người đều biết, các vật dụng như bàn chải, khăn mặt đều phải thay định kỳ, nhưng lại không hề nhận ra rằng lâu lắm rồi nhà mình chưa thay đũa ăn, việc sử dụng đũa trong vài năm là chuyện thường thấy.



Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đũa thường làm bằng tre, gỗ, lại thường xuyên trong môi trường ẩm ướt, tích nước, đây là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn như cầu tụ vàng và E.coli phát triển.



Vì vậy nếu bảo quản không tốt, đũa sau khi sử dụng thời gian dài sẽ biến chất, gây ngộ độc mạn tính vì đũa mốc tiết ra chất độc gây ung thư là aflatoxin. Aflatoxin là loại chất độc gây ung thư gan và mang tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.



Cũng theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, từ năm 1988, Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế đã liệt Aflatoxin B1 vào nhóm độc chất gây ung thư với những bằng chứng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa chất độc này trong cơ thể với bệnh ung thư gan. Bởi nghiên cứu mới đây nhất của Đại học Cornell (Hoa Kỳ) khẳng định loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm, dù với hàm lượng cực thấp.



Những hội chứng ngộ độc cấp có thể nhận thấy là nôn ói, đau bụng, sưng phổi, co giật, hôn mê, và tử vong do phù não và tim, gan, thận tích mỡ.




webtretho



Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, các gia đình không nên dùng đũa cũ quá nửa năm, đồng thời cần chú ý quan sát bề mặt đũa khi sử dụng. Nếu phát hiện thấy một số dấu hiệu khác thường, người nội trợ nên thay đũa mới để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.



Bác sĩ Nguyễn Thanh Danh, Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, nhận định các loại đũa gỗ có chất lượng kém, không trơn láng sẽ dễ bị bám thức ăn, nếu rửa không sạch sẽ khiến vi trùng, nấm mốc phát triển, gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện ở đường tiêu hoá như đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do truỵ tim mạch.



Nếu đũa ở nhà ở dấu hiệu sau thì bạn hãy thay ngay, nếu không muốn hại cả gia đình:



1. Đũa bị nứt, xước, tòe đầu



Những chiếc đũa nếu bị nứt hay xước, hay gặp nhất là với những loại đũa có chạm khắc nhiều họa tiết, góc cạnh nếu bị hỏng, bong tróc sẽ là chỗ trú ẩn lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh. Bạn sẽ không thể nào rửa sạch chúng thường xuyên, do vậy tốt nhất là nên thay bằng đũa khác.



Hơn nữa với đũa nhiều họa tiết, được sơn phủ nhiều có thể chứa các kim loại nặng, chì và các chất phụ gia độc hại cho sức khỏe.



2. Đũa đã bị đổi màu



Điều này cho thấy sự thay đổi của chất liệu làm đũa. Đũa thay đổi màu thường do phai màu, sự oxy hóa các chất tạo màu trong đũa hoặc ngấm màu từ thực phẩm hay vi khuẩn sinh màu tác động. Những quá trình này cũng tạo ra các độc tố với cơ thể.



3. Đũa dùng quá 6 tháng



Tuổi thọ của đũa ăn thường là 3 đến 6 tháng. Nhiều gia đình dùng đi dùng lại trong nhiều năm, mốc thì rửa đi tráng qua nước nóng rồi dùng tiếp. Thực ra bạn vĩnh viễn không thể làm sạch triệt để được những đôi đũa như vậy. Qua thời gian lâu, với sự tích tụ vi khuẩn và nấm mốc, các độc tố trong đũa có thể gây ung thư hoặc bệnh này bệnh khác, có khi chỉ là tiêu chảy cho trẻ nhỏ, hoặc làm hệ miễn dịch của bạn liên tục mệt mỏi.



4. Đũa nhựa cong, cháy xém hay bị sùi lên



Đồ nhựa có nhiều mẫu mã, nhiều họa tiết đẹp mắt sẽ thu hút hơn. Nhưng đũa nhựa khi gặp đồ ăn nóng sẽ có thể hòa tan một số chất độc hại vào trong thức ăn, nhất là nếu đó là loại nhựa rẻ tiền hoặc sử dụng kỹ thuật sản xuất lạc hậu. Nhiều gia đình dùng đũa nhựa nấu ăn, khiến đầu đũa bị cháy xém hoặc sùi lên… Đây là lúc thực sự nên thay chúng bằng loại khác.



Đũa nhựa sau một thời gian dùng bề mặt mất đi độ nhẵn bóng, trở nên xù xì cũng là nơi tích tụ vi khuẩn, cần loại bỏ chúng.



5. Đũa dùng một lần



Theo nhiều chuyên gia khuyến cáo, chúng ta không nên sử dụng bất cứ loại đũa dùng một lần nào. Nếu đó là hàng nhập từ Trung Quốc thì lại càng nên cẩn trọng. Chúng thường làm bằng những nguyên liệu rẻ riền rất dễ bị mốc, xước hỏng… Để chống mốc, người ta có thể dùng các hóa chất để xử lý. Ngoài ra còn có các hóa chất tẩy trắng cho đũa,… chúng đều là những chất không tốt.



Nên chọn và sử dụng những loại đũa sau để bảo đảm an toàn sức khỏe cho cả nhà:



- Đũa trúc và đũa gỗ không sơn, kiểu dáng đơn giản được cho là an toàn và phù hợp nhất cho mọi gia đình. Những loại đũa này không độc hại, an toàn với môi trường và ít bị biến dạng khi chế biến thức ăn.






- Nên dùng đũa trong 3-6 tháng thì thay đũa mới.



- Rửa đũa xong nên để nơi khô thoáng, nếu hàng ngay phơi nắng được thì càng tốt.



- Vệ sinh sạch sẽ nơi để đũa.



- Hàng tuần nên cho đũa vào đun sôi nửa giờ, sau đó mang phơi khô ngoài nắng hoặc sấy khô rồi hãy sử dụng tiếp.



Lưu ý: Phơi nắng và đun sôi không áp dụng cho đũa nhựa, và đũa có sơn phẩm màu, vì nhiệt độ cao sẽ làm tạo ra các hóa chất độc hại. Bạn có thể thay thế bằng cách dùng rượu hay cồn 30 đến 70 độ để khử trùng.


Tổng hợp




Video liên quan:


http://www.webtretho.com/video/wp-content/uploads/sites/43/2016/10/m39Pdr3MOq-480x338.jpg