Ở xóm em có nhiều đứa bằng tuổi đi Nhật lắm, mỗi lần về chơi nó kể cuộc sống bên đó rất ổn, chỉ bất ổn việc thiên tai thôi. Đại loại là khu vực tụi nó sống cứ có động đất liên miên, mà mỗi lần như vậy thì ít nhiều cũng thiệt hại tài sản. Lúc đó, em nghĩ ở Việt Nam vậy mà sướng vì đời nào nghe động đất đâu. Thế mà hôm nay đọc báo mới tá hỏa, với tin trên trang Vov rằng 6 trận động đất liên tiếp ở Mộc Châu chỉ trong 2 ngày gây thiệt hại nặng nề. Ôi, dịch bệnh lại thêm thiên tai khiến biết bao người rơi vào hoàn cảnh khốn khổ. 

Lai Châu động đất mạnh, sập trần thạch cao ở trường mầm non, trúng cô trò: 4 em bị thương

Theo nguồn tin, vào hồi 8h26 ngày 28/7/2020 một trận động đất có độ lớn 4.0 xảy ra tại khu vực huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Độ sâu chấn tiêu khoảng 12.1 km, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

hình ảnh

Điều đáng nói là đây không phải trận động đất đầu tiên, mà tính từ 12h14 phút ngày 27/7 đến 8h26 phút ngày 28/7 thì riêng khu vực Mộc Châu này đã xảy ra liên tiếp tới 6 trận động đất, với cường độ từ 3.0 đến 5.3 gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân vùng Mộc Châu, Sơn La, đã vậy còn khiến người dân hoang mang, lo sợ tình hình lại tái diễn sẽ đe dọa tính mạng. 

hình ảnh

Thiệt hại sau trận động đất ở Mộc Châu. (Nguồn: internet)

Không chỉ vậy, dư chấn của các trận động đất trên làm nhiều tòa cao ốc tại Hà Nội đã bị rung lắc mạnh khiến nhiều người bàng hoàng, nhất là tại các tòa nhà cao tầng cảm nhận việc này rất rõ rệt.

Hiện Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ tại khu vực này.

Mặc dù động đất chỉ mới xảy ra ở một địa phương nhưng xảy ra với tần suất cao, điều đó cho thấy người dân cả nước không được chủ quan và việc nắm rõ kỹ năng xử lý dưới đây khi có động đất là không hề dư thừa đâu ạ. 

Cách xử lý động đất khi ở trong nhà

hình ảnh

Ảnh minh họa - nguồn internet

- Chui xuống gầm bàn/gầm giường để tránh các vật cứng rơi xuống đầu.

- Dùng tay ôm lấy mặt và đầu hoặc dùng các vật dụng có thể che được phần đầu.

- Ngồi vào góc phòng và tránh xa các cửa kính.

- Tránh di chuyển khi vẫn đang có chấn động.

Trong trường hợp đang ở ngoài đường

- Dừng xe ở lề đường, tốt nhất lánh nạn ở những bãi đất trống.

- Tránh xa tòa nhà cao tầng, tường cao, gầm cầu, pano quảng cáo, đường dây điện, cột điện,...

- Nếu đang ở trong sân vận động hay rạp hát: Cần ngồi yên cho đến khi hết chấn động mới di chuyển ra ngoài theo trật tự.

- Nếu đang ở gần bờ biển khi có động đất xảy ra thì cần phải di chuyển xa bờ biển.

Nguồn: thông tin tổng hợp