Bàn chân phẳng và bẹt không “sướng” như nhiều người vẫn quan niệm, thậm chí còn có thể khiến bé nhà bạn chịu nhiều đau đớn và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé về sau.





Hầu hết các bé dưới 3 tuổi đều có lòng bàn chân phẳng. Tật bàn chân bẹt chỉ có thể nhận thấy rõ ràng với các bé từ 36 tháng tuổi trở lên, khi vùng xương bàn chân bắt đầu phát triển và định hình rõ ràng.



Nhiều người quan niệm rằng bàn chân bẹt phẳng thì cuộc sống cũng sẽ phẳng lặng và sung túc. Nhưng thật ra không phải vậy, khi lớn lên, các bé bị tật bàn chân bẹt nặng ngoài việc có dáng đi vòng kiềng rất xấu còn bị khó đi đứng, bàn chân bị chai, khó giữ thăng bằng và có thể phát triển thành những dĩ tật bàn chân hay ngón chân. Bé có thể than đau lưng và hông, hoặc không thể chơi đùa bình thường như các bạn cùng lứa.





Các bé bị tật bàn chân bẹt thường có phần mắt cá và má bàn chân lệch hẳn xuống dưới.






Theo các bác sĩ chuyên khoa, mỗi bàn chân phải có ba “vòm khung” nâng đỡ cả cơ thể, nếu một trong các vòm khung này thay đổi, cơ thể không được thăng bằng như vốn có, gây ra chứng mất cân bằng của bàn chân và những tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động của cơ thể.





Chứng bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch, khiến bị đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối. Sự lệch trục cũng có thể ảnh hưởng lên tới lưng, cổ, gây ra các rắc rối ở đó. Vấn đề bàn chân bẹt không được can thiệp có thể dẫn đến cấu trúc bất thường ở ngón chân cái (ngón cái bị đẩy về phía ngón sát bên), gai gót chân, viêm cân gan chân...





Tật bàn chân bẹt thường khó được xác định bằng mắt thường. Bé nên được quét hình lòng bàn chân để biết được mức độ nặng nhẹ nhằm đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Trên đây là hình ảnh bé đang đặt chân lên máy quét laser.





Công nghệ quét Cad-Cam cũng là một phương pháp giúp xác định chính xác cấu trúc bàn chân bé.






Với các bé dưới 8 tuổi, bàn chân dễ uốn nắn thì sử dụng giày chỉnh hình là phương pháp hiệu quả và đơn giản nhất. Đế giày làm theo kích cỡ của lòng bàn chân được quét bằng máy kỹ thuật số. Dựa trên kết quả của máy quét bác sỹ sẽ điều chỉnh nâng vòm bàn chân tới mức độ tối ưu để cắt khuôn đế chỉnh hình bằng máy CAD-CAM. Đế có thể sử dụng cho giày hoặc dép sandal. Sau một thời gian trị liệu, các phụ huynh sẽ thấy nhiều kết quả tích cực: vòm bàn chân được nâng lên, tạo độ cân bằng sinh lý bình thường, và dáng đi của con cũng thẳng hơn. Quan trọng hơn cả, điều trị bàn chân bẹt khi bé còn nhỏ sẽ ngăn ngừa được các chứng đau đầu gối, đau hông, đau lưng khi các con trưởng thành, các triệu chứng thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm tự nhiên cũng sẽ được ngăn ngừa.



Tật bàn chân bẹt mang lại nhiều hậu quả không thể lường trước cho sức khỏe và sự cản trở sự phát triển của bé. Là bậc phụ huynh thông minh, đừng vì xem thường tật bàn chân bẹt mà khiến bé phải chịu đau đớn và thiệt thòi bạn nhé!








Hội thảo “Tật bàn chân bẹt ở trẻ” do Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC) phối hợp cùng VietopiaBáo Sức Khỏe tổ chức, diễn ra vào lúc 10h sáng ngày 23/11/2014 tại Vietopia.


Đến với hội thảo, cha mẹ không chỉ được tư vấn về tật bàn chân bẹt ở trẻ và các bệnh của cột sống từ Bác sĩ Wade Brackenbury – Chuyên khoa thần kinh cột sống từ Hoa kỳ của ACC, mà các bé còn được kiểm tra phát hiện dị tật bằng cách quét bàn chân trên máy kỹ thuật số và tặng coupon vui chơi tại Vietopia.


Đăng ký tại liên kết sau: Hội thảo bàn chân bẹt ở trẻ trước ngày 20/11/2014.



Thắc mắc xin gọi về Hotline: 08.39 39 39 30 hoặc email đến acc@acc.vn



Hội thảo hoàn toàn miễn phí!




Nguồn: Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC)cung cấp.