Không giống các phiên bản trước đây của virus Corona với tỉ lệ mắc hay chuyển nặng ở trẻ nhỏ thấp hơn nhiều so với người lớn, biến thể Delta đang khiến rất nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện. Đặc biệt, do hầu hết trẻ vẫn chưa được tiêm vaccine phòng Covid-19 nên nguy cơ nhiễm virus và lây cho người khác luôn hiện hữu.
Số lượng trẻ em mắc Covid-19 tăng cao do biến thể Delta
Theo số liệu từ Hiệp hội các bệnh viện nhi và Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ, nếu như trong tuần đầu tháng 8 có gần 94.000 trẻ mắc Covid-19, thì đến tuần thứ 3 con số đã tăng lên đến hơn 180.000 trẻ, tương đương với cả đợt bùng phát hồi mùa đông năm 2020, tăng gấp 4 lần so với mức 38.000 ca/ tuần vào tháng 7/ 2021. Tính đến ngày 19/8 hơn 4.59 triệu trẻ em ở nước này có xét nghiệm dương tính với virus SARC-CoV-2 kể từ khi đại dịch bùng phát.
Nguyên nhân xảy ra là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, gồm cả biến thể Delta dễ lây truyền, sự gia tăng chóng mặt số người mắc và trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm phòng, đã khiến nhiều trẻ phải nhập viện hơn, đặc biệt là ở những khu vực virus đang lây lan mạnh.
Vì sao biến thể Delta lây nhiễm quá nhanh
Theo các dữ liệu mới, biến thể Delta này có mức độ lây lan cao chủ yếu là vì người nhiễm biến thể này mang tải lượng virus ở khoang mũi lớn gấp 1.000 lần so với người nhiễm các chủng virus SARS-CoV-2 trước đó. Một lý do nữa là biến thể Delta nhân lên nhanh hơn ở mũi, chỉ mất trung bình 4 ngày để đạt tới mức có thể phát hiện sau khi phơi nhiễm, trong khi chủng ban đầu là khoảng 6 ngày. Thậm chí, chu kỳ lây nhiễm còn tiến triển nhanh hơn, đến nay đã ghi nhận không ít trường hợp chỉ sau 2 ngày tiếp xúc.
Ngay cả sau khi tiêm vaccine, những người nhiễm biến thể Delta vẫn có tải lượng virus cao hơn gấp 10 lần so với những người nhiễm các biến thể khác. Trong một số nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những người đã tiêm vaccine nhiễm biến thể Delta có tải lượng virus giống với những người chưa được tiêm vaccine.
Giáo sư người Úc Peter Doherty (người đoạt giải Nobel Y học năm 1996) giải thích rằng điều này là do vaccine được tiêm vào tay, nhưng để chống lây nhiễm Covid-19, kháng thể cần được duy trì ở mũi. "Kháng thể nhờ vaccine sẽ giúp ngăn chặn virus lây lan có hệ thống trong cơ thể, nhưng rất khó để giữ kháng thể ở mũi. Bạn cũng không thể duy trì mức độ kháng thể cao ở mũi bằng loại vaccine tiêm vào tay" - Giáo sư Doherty nhận định.
Các triệu chứng của biến thể Delta ở trẻ em
Các triệu chứng COVID-19 có thể đi từ nhiễm trùng nhẹ đến trung bình, trong một số trường hợp thậm chí có thể gây ra các bệnh nặng.
Theo Yale Medicine, các triệu chứng của biến thể Delta có thể hơi khác một chút. Trong khi ho và mất khứu giác ít phổ biến hơn, biến thể Delta thường có triệu trứng đau đầu, đau họng, chảy nước mũi và sốt.
Giám đốc Trung tâm khẩn cấp nhi khoa tại Bệnh viện Nhi John Hopkins cho hay: “Phần lớn trẻ em không bị quá nặng. Các em được cho về nhà nhưng hầu hết các gia đình đều còn rất hoang mang. Trên thực tế, chỉ có một nhóm nhỏ trẻ em bị triệu chứng nặng và phải tới viện vì viêm phổi hoặc có vấn đề về hô hấp khác”.
Ngoài ra, ở trẻ em, sự gia tăng số ca mắc hội chứng viêm đa hệ (MIS-C) vẫn là mối lo ngại đối với các bậc cha mẹ trên toàn thế giới. Các triệu chứng có thể bao gồm: Đau đầu, đau khớp, buồn nôn và ói mửa, đau bụng, phát ban, đau ngực, mệt mỏi.
Cách giữ an toàn cho trẻ trước Covid-19
Do tình trạng gia tăng chóng mặt ở trẻ em gây nhiều nguy hiểm, một số quốc gia đã chấp thuận việc chủng ngừa Covid-19 cho trẻ em. Tuy nhiên, tại Việt Nam và rất nhiều nước khác trên thế giới – nơi còn chưa đủ vaccine tiêm cho người trên 18 tuổi và mới có dự kiến tiêm cho trẻ trên 12 tuổi. Mặt khác, ngay cả những người đã được tiêm vaccine vẫn có khả năng lan truyền dịch bệnh – thì việc bảo vệ cho trẻ em là mối quan tâm lớn cho mỗi gia đình.
Cách tốt nhất để loại bỏ nguy cơ mắc Covid-19 biến thể Delta ở trẻ em là mỗi gia đình phải là “pháo đài” ngăn chặn virus. Vaccine và 5K cũng như nghiêm túc thực hiện các qui định phòng chống dịch do chính quyền các cấp ban hành chính là cách bảo vệ tốt nhất cho trẻ em và cả gia đình. Đặc biệt là đối với gia đình có trẻ em dưới 12 tuổi, độ tuổi còn chưa được khuyến nghị tiêm vaccine .Chúng ta chỉ có thể bảo vệ được trẻ em khi cả gia đình đều an toàn trong đại dịch.
Bên cạnh đó, rửa mũi và súc họng là biện pháp bổ sung cần thiết giúp đào thải mầm bệnh, hạn chế virus xâm nhập vào cơ thể cũng như phát tán ra những người xung quanh.
Nguồn do VESIM AG+ cung cấp