Đột quỵ xảy ra khi não không được cung cấp máu đầy đủ. Nguyên nhân có thể do mạch máu não bị chặn vì một lý do nào đó hoặc mạch máu bị vỡ, dẫn đến sự thiếu oxy và dưỡng chất cho tế bào não, gây chết tế bào não. Đột quỵ được tính là một ca cấp cứu và phải được xử lý nhanh hết sức có thể.





Quan niệm về bệnh đột quỵ hay tai biến mạch máu não chỉ thường xảy ra ở người cao tuổi (trên 50 tuổi) đã không còn chính xác. Gần đây, tỷ lệ người trẻ và trung tuổi mắc bệnh (25 – 40 tuổi) gia tăng và chiếm hơn 50% trên tổng số 200,000 ca đột quỵ mỗi năm tại Việt Nam với nguyên nhân chủ yếu do cao huyết áp, stress, hút thuốc, lười vận động…



Theo thống kê của Hội phòng chống Tai biến mạch máu não Việt Nam, hàng năm, bệnh đột quy đã cướp đi sinh mạng của gần 200,000 người Việt hoặc để lại di chứng nặng nề như liệt toàn thân hoặc nửa thân, liệt tứ chi, không giao tiếp được, mù…. Vì vậy, đột quỵ được coi là “Cơn ác mộng của loài người” với tỷ lệ tử vong hàng đầu sau ung thư và tim mạch. Tại Mỹ, theo tạp chí Medical News Today, đột quỵ đứng thứ 4 trong những căn bệnh gây chết người nhiều nhất, với tỉ lệ mỗi 4 phút trôi qua, 1 người chết vì đột quỵ.



Măc dù sự tiến bộ của y học với những phương pháp chẩn đoán và điều trị hiện đại đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vọng và tổn hại do đột quỵ, tuy nhiên,đa số người bệnh vẫn chủ quan và chưa nhận thức thật sự đúng đắn về sự nguy hiểm của căn bệnh này.



Đến với Hội thảo “Đột quỵ - Những phương pháp điều trị mới” để tìm hiểu và giao lưu trực tiếp với Tiến sĩ Mahendran Nadarajah-Phó giáo sư Đại học Y khoa Duke-NUS, Singapore. Chỉ một ngày duy nhất, 8g ngày 31/10/2015.






Đăng ký tham dự tại: http://goo.gl/forms/vOGFptDUJD



Hội thảo sẽ diễn ra với thông tin như sau:



- Thời gian: 8h, thứ Bảy ngày 31/10/2015



- Địa điểm: Bệnh viện Quốc tế City - Số 3, Đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh








Nguồn do Bệnh viện Quốc tế City cung cấp