Hiện nay, cùng với xu thế hội nhập thì ngành xuất nhập khẩu - logistics ngày càng nhận được sự quan tâm, có sức hút lớn, ngay cả với những bạn học chuyên ngành không liên quan tới lĩnh vực này. Hôm nay mình sẽ giải đáp một số thắc mắc mà rất nhiều bạn ở Hà Nội và TP.HCM quan tâm: Nên học xuất nhập khẩu thực tế ở đâu tốt và uy tín để đi làm?



1) Để làm được xuất nhập khẩu có cần học đúng chuyên ngành?



Trước hết mình xin chia sẻ một chút về ngành xuất nhập khẩu. Thực ra, trong công ty mình đang làm bây giờ, chỉ có một vài bạn học đúng chuyên ngành, còn lại là những bạn đang học mấy chuyên ngành chẳng liên quan gì như: Ngoại ngữ (ngành này cực kỳ dễ nhảy việc qua xuất nhập khẩu), ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh... Ngay cả bản thân mình trước kia tốt nghiệp kế toán, sau này đi làm thấy không hợp nên định hướng chuyển qua học thêm và làm xuất nhập khẩu. Nhân lực ngành xuất nhập khẩu hiện nay được đánh giá là còn thiếu, so với các ngành thường xuyên gặp phải tình trạng làm trái ngành trái nghề như kế toán, ngân hàng, luật... thì học xuất nhập khẩu chỉ cần có nghiệp vụ ổn và kỹ năng tiếng Anh đủ dùng là có thể đi làm rồi. Hơn nữa mức lương và đãi ngộ cao hơn so với mặt bằng chung của khối ngành kinh tế, cơ hội thăng tiến, hoàn thiện bản thân, cũng như môi trường làm việc cũng rất tốt và năng động.



2) Có cần thiết phải học xuất nhập khẩu thực tế?



Việc học một khóa xuất nhập khẩu thực tế là gần như bắt buộc đối với những bạn chưa đi làm xuất nhập khẩu bao giờ. Tất nhiên cũng có nhiều bạn lựa chọn tự học, nhưng việc học không đúng trọng tâm, không có người dẫn dắt sẽ rất khó khăn, đặc biệt là đối với các bạn học ngành khác chuyển qua học xuất nhập khẩu lại càng mơ hồ, điều đó rất dễ sinh ra tâm lý chán nản, bỏ cuộc. Hoặc có nhiều bạn xin đi thử việc ở một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mặc dù vậy, trước hết là khó (do hầu hết các công ty yêu cầu kinh nghiệm) hoặc có vào cũng chỉ làm mấy công việc đơn giản như kiểm tra vận đơn, in chứng từ, gửi mail chào giá, tìm thông tin khách hàng… Chính vì vậy việc học thêm nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế là rất hữu ích, giúp tiết kiệm thời gian để nắm bắt được công việc sau này. Ít nhất bạn cũng biết cách nhìn Bill, tính cước hàng Air, Sea, phân biệt được thế nào là FCL, LCL, kiểm tra vận đơn… Khi có nền tảng nghiệp vụ rồi, xin việc, đi làm sẽ thuận lợi và nắm bắt nhanh hơn rất nhiều.



3) Nên học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu?



Nói về địa chỉ học xuất nhập khẩu thì hiện nay cũng có rất nhiều nơi. Tuy nhiên, mình đặc biệt khuyến khích các bạn học ở VinaTrain. Hệ thống đào tạo này có các chi nhánh ở cả Hà Nội và TP.HCM, giảng viên hầu hết là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực. Bạn cũng có thể tham khảo một số trung tâm khác nhưng chất lượng đào tạo cùng với uy tín của VinaTrain đã được khẳng định trong ngành sẽ giúp bạn rất nhiều sau này.



4) Không giỏi ngoại ngữ có làm được xuất nhập khẩu không?



Khi làm tư vấn tuyển dụng thường nhận được nhiều câu hỏi kiểu như vậy: “Em đang học tiếng Anh, nhưng chỉ là đọc hiểu thôi, hay em có bằng tiếng Hàn, Nhật… có làm được xuất nhập khẩu không ạ?” hoặc là “Em học chuyên ngành khác, không giỏi ngoại ngữ, có học và làm được xuất nhập khẩu không?”



Sự thật về nghề bạn cần biết: Ngôn ngữ là công cụ để bạn làm việc, trong nghề logistics thì ngôn ngữ bắt buộc phải biết là tiếng Anh, biết thêm một ngoại ngữ khác sẽ là một lợi thế. Tất nhiên là càng giỏi càng tốt, nếu không giỏi được thì cứ đọc hiểu và có gì không hiểu thì Google search nhé. Thú thật là nhiều khi làm hợp đồng với đối tác mình vẫn phải tra từ điển, giao tiếp với khách thì những key cơ bản, người nước ngoài cũng thế mà. Quan trọng nhất là nghiệp vụ phải vững vàng.



webtretho



Trên đây là một số chia sẻ của mình dành cho các bạn đang có mong muốn tìm hiểu, theo đuổi ngành học xuất nhập khẩu. Thực ra ngành nào cũng có khó khăn, vất vả riêng, nhưng nếu bạn đam mê, chịu khó học hỏi thì ngành xuất nhập khẩu sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cơ hội, đặc biệt là trong những năm sắp tới, khi mà kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với quốc tế.



Chúc các bạn luôn thành công trên con đường mình đã chọn!




Nguồn do Club Kế Toán cung cấp