Nhiều nghiên cứu gần đây đồng loạt chỉ ra những lợi ích to lớn của việc cho trẻ học ngoại ngữ từ sớm như: kích thích trí não phát triển, chỉ số thông minh cảm xúc cao, kĩ năng giao tiếp xã hội nhuần nhuyễn hơn…Theo xu hướng này, ngày càng có nhiều phụ huynh cho con tiếp xúc với tiếng Anh từ lứa tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên, cho trẻ mẫu giáo tiếp nhận tiếng Anh cụ thể từ thời điểm nào và như thế nào vẫn còn là câu hỏi khó đối với các bậc phụ huynh.



Tận dụng thời kỳ vàng, tích lũy hai ngôn ngữ



Trong giai đoạn 0-3 tuổi, não bộ trẻ tăng trưởng rất nhanh để phát triển các kĩ năng vận động thô, các liên kết tình cảm xã hội.



Từ 4-6 tuổi, não bộ của trẻ bước vào giai đoạn “nhập liệu thần tốc”, đặc biệt về khả năng ghi nhớ, độ chính xác và phát triển vốn từ vựng. Trẻ nhanh chóng và dễ dàng hình thành nhận thức và ghi nhớ tài liệu ngôn ngữ hơn những giai đoạn tiếp theo. Trẻ thậm chí có thể tiếp nhận và thẩm thấu cùng lúc nhiều hơn một ngôn ngữ mà không hề bị “loạn” như nhiều người lầm tưởng.




Trẻ mẫu giáo có thể tiếp nhận và thẩm thấu cùng lúc nhiều hơn một ngôn ngữ


Theo các chuyên gia về giáo dục sớm, việc cho trẻ làm quen tiếng Anh từ độ tuổi mầm non tác động tích cực và toàn diện đến các lĩnh vực phát triển như ngôn ngữ mẹ đẻ, vận động, tình cảm, nhận thức, kỹ năng xã hội…



Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu và động cơ tự nhiên về giao tiếp, không bị tác động bởi các rào cản ngôn ngữ như xấu hổ, sợ sai, ức chế. Do đó, cha mẹ muốn con học giỏi tiếng Anh đừng bỏ lỡ giai đoạn 4-6 tuổi này.



Bắt đầu sớm, bắt đầu đúng cách…



Đây là lời khuyên về phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo của bà Natalie Sabourin, điều phối viên học thuật, chuyên gia tiếng Anh trẻ em - Language Link Academic: “Nếu bạn có con dưới 6 tuổi, hãy cho con học tiếng Anh như trẻ em bản xứ học tiếng mẹ đẻ, nghĩa là thông qua các trò chơi, thử thách, vận động và các trò đóng vai (phương pháp TPR – Học tiếng Anh qua hoạt động thể chất). Những hoạt động này khiến bé đón nhận ngôn ngữ thứ hai song song với tiếng mẹ đẻ một cách dễ dàng, thích thú và không áp lực. Bạn cần nhớ, trước tiên, hãy cho bé phát triển giao tiếp, chứ không phải là các bài học ngữ pháp nhàm chán và không cần thiết”.




Ngoài học giao tiếp, trẻ nên được học thêm phonics (đánh vần) để có nền tảng tiếng Anh vững chắc




Tuy vậy, học giao tiếp mới chỉ là điều kiện “cần”. Để đặt nền móng vững chắc cho khả năng sử dụng tiếng Anh của con từ sớm, cha mẹ cần thực hiện điều kiện “đủ” cho con làm quen với âm điệu, ngữ điệu bản ngữ ngay từ đầu, đặc biệt thông qua phương pháp học phonics (đánh vần).



Việc này giúp trẻ nói tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ, hỗ trợ đắc lực cho ba kỹ năng còn lại là nghe, đọc, viết. Dựa trên cách thức đánh vần và ghép âm, phương pháp phonics giúp trẻ học đọc, viết nhanh và chính xác nhất, nhận biết từ tốt hơn, học từ nhanh hơn và tạo thuận lợi cho quá trình học đọc, viết tiếng Việt sau này ở trường tiểu học.


… và bắt đầu toàn diện



Môi trường lý tưởng cho việc học tiếng Anh là nơi mà trẻ được giao tiếp, tương tác với bạn, với thầy, được chơi, vận động, hát, nhảy múa, kể chuyện hay làm thủ công… Trong một môi trường như vậy trẻ học tiếng Anh hiệu quả hơn, đồng thời phát triển các kĩ năng giao tiếp, thể hiện bản thân, làm việc nhóm, hoàn thiện kĩ năng vận động tinh. Đây là những kĩ năng cơ bản giúp trẻ hòa nhập, thích nghi tốt hơn khi tiến vào tiểu học và dễ dàng bứt phá hơn so với các bạn cùng trang lứa.







Chương trình Tiếng Anh Mẫu Giáo của Language Link Academic cung cấp lộ trình giúp trẻ phát triển ngôn ngữ toàn diện trong giai đoạn đầu đời thông qua việc:


- Phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuẩn.


- Kỹ năng học ghép vần – tiền đề cho việc học đọc và viết độc lập sau này.


Tìm hiểu thêm thông tin tại đây: https://llv.edu.vn/vi/khoa-hoc-tieng-anh/tieng-anh-tre-em/tieng-anh-mau-giao


Thông tin và hình ảnh được cung cấp bởi Language Link