Mấy hôm nay chị Kim Thoa (quận Ba Đình) “đứng ngồi không yên” vì tình cờ đọc được thông tin, “nhiễm giun có thể gây viêm tắc ruột rất dẫn đến tử vong”. Chị không ngờ những con ký sinh trùng nhỏ bé này lại có khả năng gây nguy hiểm đến thế. Chính vì vậy, chị đã quyết định đợi chồng đi công tác về rồi cùng cả nhà đến bệnh viện kiểm tra.



“Lỗi nhỏ” của các bà mẹ



Kết quả trên tay là điều chị không ngờ tới, cả bốn thành viên trong gia đình đều bị nhiễm giun. Bác sĩ cho biết, may mắn là mọi người chỉ bị nhiễm giun nhẹ nên việc chữa trị rất đơn giản, quan trọng nhất là mọi thành viên phải đồng lòng điều trị cùng lúc. Mặc dù yên tâm phần nào nhưng chị Thoa vẫn không khỏi ngạc nhiên: “Sao mà cả nhà có thể bị nhiễm giun được?”. Lý do là hàng ngày chị vẫn chăm sóc ba bố con rất tốt, thậm chí họ còn rất khỏe mạnh, từ trước đến nay chị luôn tự tin vào khả năng chăm sóc gia đình của mình.



Thật ra, đây không chỉ là “lỗi nhỏ” của riêng chị Thoa mà hầu như bà mẹ nào cũng có thể mắc phải. Bởi thông thường ở một số người bị nhiễm giun không có biểu hiện gì ra ngoài. Nhất là đối với con trẻ, các bà mẹ cứ tưởng do thiếu ăn, ăn không đủ chất nên con mình bị suy dinh dưỡng. Nhưng thực tế thì trẻ đang bị nhiễm giun mà mẹ không hề biết.



“Sát thủ” ăn bám



Nhiễm giun không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường.



Giun là loại ký sinh trùng, chúng sống bám vào ruột và chiếm đoạt các chất dinh dưỡng như: protein, huyết thanh, acid folic, vitamin B1... Ở một số loại như giun móc, giun tóc… chúng có khả năng hút máu cơ thể người, gây nên tình trạng viêm loét ruột, thiếu máu nhược sắc (ước tính lượng máu bị hút mỗi ngày khoảng 0,2ml/con (giun móc) và 0,005ml/con (giun tóc). Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài rất dễ dẫn đến bị suy tim.



Ngoài ra, loài giun đũa có thể nói là một “sát thủ” thật sự có thể gây ra tình trạng ngạt thở do giun chui ngược lên đường miệng, mũi hay gây tắc mật, tắc ống tụy, viêm tắc ruột, xoắn ruột, kéo dài có thể dẫn đến hoại tử và thủng ruột, gây viêm phúc mạc dẫn đến tử vong cao. Ngoài ra, ấu trùng của chúng khi “du lịch” trong cơ thể người sẽ mang theo vi khuẩn, virus từ ruột đến các cơ quan khác, gây viêm trong mắt, nhẹ thì giảm thị lực, nếu nặng có thể gây mù lòa, đến phổi thì gây viêm phổi, ho kéo dài, khò khè, đến não thì gây rối loạn thần kinh như nhức đầu, yếu liệt tay chân, sa sút trí tuệ…




Giun kim ở ruột non





Giun móc



Lưu tâm đến dấu hiệu nhiễm giun, cách chữa trị và phòng ngừa



Tuy người nhiễm giun ít có biểu hiện rõ ràng nhưng các bà mẹ phải đặc biệt lưu ý, dấu hiệu rõ nhất của việc giun ký sinh trong ruột là rối loạn tiêu hoá như: tiêu chảy, táo bón, biếng ăn, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu hay các rối loạn khác như: dị ứng, ngứa da kéo dài, sốt, ho, đau ngực, ngứa hậu môn... Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng phụ thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng giun nhiều hay ít hoặc tính nhạy cảm của người bệnh.



Ở trẻ nhỏ, các bà mẹ có thể thấy con mình có biểu hiện như: chán ăn, khó ngủ, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa, nổi mề đay, nghiến răng, đái dầm, ngứa mũi, ngứa gãi hậu môn vào ban đêm, lười vận động, hay càu nhàu, bực tức, tính tình nhanh thay đổi… thì phải nghĩ ngay đến khả năng con mình có nguy cơ cao bị nhiễm giun. Đối với trẻ, nhiễm giun lâu ngày sẽ ảnh hưởng vô cùng đến quá trình học tập, khả năng suy luận, nhận thức, quyết định, tốc độ xử lý tình huống chậm chạp, hay quên hoặc nhớ không chính xác. Thậm chí, chúng rất chậm lên cân và chiều cao không tăng trưởng nhiều.



Nên nhớ, không chỉ có trẻ mới bị nhiễm giun mà bất kỳ thành viên nào trong gia đình cũng có có thể mắc phải, vì khả năng cũng như tốc độ lây lan của chúng rất cao. Trứng giun kim rất nhẹ, có thể bay lên không khí, bám ở nhiều nơi trên sàn nhà, chăn gối, đồ chơi hoặc chính mọi người tự hít vào… Và đương nhiên sẽ xuất hiện ngay một chu trình sống mới của giun.




Nhiễm giun làm trẻ chán ăn


Để phòng nhiễm giun, người lớn luôn giúp trẻ nhỏ giữ gìn vệ sinh ăn uống, thân thể như: nấu chín thức ăn, đồ ăn sống phải được vệ sinh đúng quy trình, uống nước đun sôi để nguội, không để trẻ đi chân đất, cắt ngắn móng tay, móng chân, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc sau khi tiêu, tiểu, luộc sôi quần áo, drap, gối, chăn mền… là những giải pháp được ưu tiên hàng đầu. Muốn gia đình cùng khỏe mạnh, không những các bà mẹ tấy giun cho trẻ mà tất cả các thành viên trong gia đình phải cùng lúc tẩy giun trong cùng một thời điểm. Hiện trên thị trường có nhiều thuốc tẩy giun nhưng các bà nội trợ có thể chọn dạng thuốc chỉ dùng một viên duy nhất cho bố, mẹ, con. Với trẻ nên chọn loại có nhiều hương vị (vị ngọt hương trái cây, sô-cô-la) để cho chúng dễ lựa chọn. Định kỳ uống 2-3 lần/ năm để có thể chủ động kiểm soát, ngăn chặn lây lan cũng như sự tái nhiễm của những tên “sát thủ trong ruột” này.




Người lớn cần giúp trẻ có thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn hoặc sau khi tiêu để phòng nhiễm giun (Ảnh minh họa)





Với trẻ nên chọn loại có nhiều hương vị (vị ngọt hương trái cây, sô-cô-la) để cho chúng dễ lựa chọn.



Hướng dẫn của BYT:



(Ban hành kèm theo Quyết định số 3893/QĐ/BYTngày 11 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)



Mebendazole



Biệt dược:
Fugacar, Mebendazole, Vermox.(1 viên chứa 500mg Mebendazole)



Mebendazole hầu như không gây độc cho người, ít được hấp thu vào máu, 90% thuốc được bào thải theo phân trong 24 giờ sau khi uống.



Thuốc ức chế hấp thu glucose của giun, dẫn đến sự suy kiệt glucose và các thành phần ATP (adenosine triphosphate) cần cho đời sống của giun và làm cho giun bị chết dần, giun bị đào thải theo phân dần dần 3-7 ngày sau khi điều trị.



Sử dụng thuốc này rất an toàn ngay cả đối với những bệnh nhân suy dinh dưỡng và bệnh nhân thiếu máu. Phản ứng không mong muốn đôi khi xảy ra là đau bụng đối với những trường hợp nhiễm rất nhiều giun.



Cùng uống thuốc tẩy giun, cùng một thời điểm, cùng một định kỳ



Tìm hiểu thêm tại đây: http://smapps.vn/microsites/fugacar/index.html



Tài liệu này được tài trợ bởi công ty Janssen Cilag.




Phóng viên Minh Thư/Thông tin và hình ảnh do Fugacar cung cấp.