Ngộ nhận của mẹ khi cho bé ăn dặm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa của bé. Đó là lý do mẹ cần trang bị những kiến thức ăn dặm đúng dưới đây.



1. Ảnh hưởng của việc ăn dặm với hệ tiêu hóa



Được ví như “não bộ thứ 2”, hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khi có vi khuẩn tấn công. Khi hệ tiêu hóa không khỏe, khả năng miễn dịch của các bé cũng suy giảm theo. Trong giai đoạn ăn dặm, nếu bé gặp áp lực sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, dẫn đến thức ăn có thể đi ngược lại đường miệng (nôn ói) hoặc đi “siêu tốc” xuống hậu môn mà không kịp hấp thụ chất dinh dưỡng, làm hạn chế sự phát triển thể chất và trí não.


Cách ăn dặm chưa đúng cũng làm hệ tiêu hóa bé “không vui”:



Ăn dặm quá sớm (dưới 6 tháng tuổi): Lúc này, hệ men tiêu hóa của bé chưa được tiết đầy đủ về số lượng và chủng loại, nên khả năng hấp thụ trọn vẹn chất dinh dưỡng bị hạn chế, dễ khiến bé bị đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng hoặc phân sống. Việc ăn sớm thức ăn đặc có thể khiến bé bị đau dạ dày, ợ chua, táo bón.


Ăn dặm quá muộn (sau 6 tháng tuổi): Làm thiếu hụt các chất dinh dưỡng, giảm tốc độ tăng trưởng và khả năng tiếp cận đa dạng hóa thực phẩm của trẻ, gây biếng ăn.


webtretho


Mẹ cho bé ăn dặm




Quá trình chế biến, lựa chọn món ăn dặm cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa của bé. Món ăn dặm thừa đường sẽ làm tăng men chua trong dạ dày và ruột, dễ gây rối loạn. Ngoài ra, mẹ cũng cần quan tâm cấu trúc thức ăn. Trước 7 tháng tuổi, cấu trúc ở dạng loãng mịn, nhưng sau đó nên tăng dần độ thô và sau 1 tuổi, trẻ cần được làm quen dần với cơm nát và thức ăn có đa dạng cấu trúc hơn để “rèn” cho bé phát triển cơ nhai.



2. Ăn dặm như thế nào thì tốt cho hệ tiêu hóa của bé?



Mẹ nên tìm hiểu cách hoạt động của cơ quan tiêu hóa để giai đoạn ăn dặm của bé diễn ra suôn sẻ hơn.



Về chất: Mẹ cần phối hợp cân đối các nhóm dưỡng chất: đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.


- Nguồn vitamin, khoáng, chất xơ: chủ yếu từ rau củ quả như rau đay, súp lơ xanh, cải bó xôi,…


- Nguồn chất đạm: nên ưu tiên nguồn đạm giàu sắt và ít gây dị ứng trước (bột chế biến sẵn...), sau đó lần lượt giới thiệu các nguồn khác như thịt heo, thịt bò, thịt gà,…


- Nguồn tinh bột: khi mới bắt đầu, gạo là lựa chọn phù hợp. Khi trẻ quen, bạn có thể cho ăn bún, phở...


- Nguồn chất béo: nên bổ sung các chất béo từ dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương, mỡ gà, mỡ cá, phô mai,…



Mẹ không nên tự “sáng tạo” các cách phối hợp dưỡng chất mà nên tham khảo các tài liệu uy tín, lời khuyên dinh dưỡng từ các chuyên gia. Dư hoặc thiếu chất đều không tốt cho bé.



Về lượng:



Khẩu phần ăn tham khảo của trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia và 10 Nguyên lý ăn dặm của WHO khuyến nghị




Bên cạnh đó, mẹ cần quan tâm đến việc bú sữa và ăn dặm của trẻ để có thể tăng - giảm hợp lí. Từ 6 tháng tuổi, khi nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên, mẹ mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé, ăn dặm sẽ giúp bé làm quen với mùi vị thực phẩm.



webtretho


Bên cạnh sữa, mẹ cần cho bé làm quen với các bữa ăn dặm phù hợp với độ tuổi


Về thời điểm:


Khi mẹ thấy bé xuất hiện 5 dấu hiệu ăn dặm đặc trưng trong video dưới đây thì hãy bắt đầu cho bé ăn. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã lớn hơn và có tiết ra enzyme amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột và đón nhận nhiều loại thức ăn mới.





3. Giải pháp cho mẹ hiện đại giúp hệ tiêu hóa của con khỏe mạnh



Để hạn chế các vấn đề tiêu hóa, ngoài việc tuân thủ những lời khuyên trên, mẹ nên chú ý đến việc bổ sung lợi khuẩn Probiotic cho bé. Lợi khuẩn này giúp kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc ruột, điều hòa hệ miễn dịch, tạo cân bằng vi khuẩn đường ruột. Mẹ có thể “kết nạp” Probiotic từ sữa chua, pho mat, hoặc men vi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ có thể chọn một sản phẩm bột ăn dặm thân thiện với hệ tiêu hóa của bé.



webtretho


Sản phẩm RiDIELAC GOLD






Bột ăn dặm RiDIELAC GOLD là một trong những giải pháp chu toàn cho mẹ bận rộn với sự cân bằng đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất bột đường - đạm - béo - vitamin khoáng chất, đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho giai đoạn ăn dặm của bé. Đặc biệt, RiDIELAC GOLD nay được bổ sung 1 tỉ lợi khuẩn Probiotic. Lợi khuẩn Probiotic giúp tăng vi khuẩn có lợi, ức chế vi khuẩn có hại, hỗ trợ tốt sức khỏe hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu nguồn dưỡng chất dồi dào.



Mẹ đăng ký nhận ngay mẫu thử RiDIELAC GOLD TẠI ĐÂY


Nguồn do Vinamilk cung cấp