Mình rất tâm đắt với câu hỏi và câu trả lời này:


Trích:


Nguyên văn bởi shanghai1107


Bạn tôi đến chơi, cháu đưa cho bạn một quả bóng và bảo màu tím đấy, thực ra quả bóng là màu đỏ. Bạn tôi bảo màu đỏ chứ, cháu bảo không màu tím và nói thế nào cháu cũng khăng khăng là quả bóng đó màu tím. Cháu làm vậy là do cháu bướng bỉnh cố bảo vệ ý kiến của mình hay là cháu không tiếp thu được màu sắc?



Trích:


Nguyên văn bởi MeFish


Con mình 24 tháng, nhiều lúc cũng vậy bạn ạ.


Chỉ quả na, nói quả bưởi.


Chỉ quả chuối, nói quả ổi.


Chỉ màu vàng, nói màu xanh


Chỉ bố thì nói, đây là ông ngoại...


Những lúc như thế, mình nói lại với cháu theo kiểu phủ nhận của phủ nhận. Như chỉ quả na, cháu nói quả bưởi thì mình bảo, "Không phải, đây là quả cam chứ. À, mà không, đây là quả mận..." Rồi nhìn cháu, ý bảo cháu, con nói sai rồi, mẹ mới nói đúng cơ. Thế là cháu vội vàng đính chính "không, đây là quả na".



Trả lời của Tiến sĩ Trần Thị Thu Mai – Phó trưởng khoa tâm lý trường ĐH Sư Phạm HCM:


Chào shanghai1107 MeFish,


Các hiện tượng các bạn miêu tả thể hiện suy nghĩ của bé 2 tuổi đã đạt tới những khái quát ban đầu mang tính độc đáo. Các tên quả và màu dường như bé gọi sai đi nhưng thực ra bé nhận ra 1 sự giống nhau giữa các đồ vật ấy như na và bưởi đều tròn, bố và ông ngoại đều cắt tóc ngắn... Chẳng hạn một em bé 20 tháng gọi tất cả các con vật như chó, thỏ, mèo... đều là “mèo”, vì chúng có lông giống nhau, thậm chí có bé còn gọi tóc và râu của bố là “mèo”; Có bé gọi tất cả các loại hoa quả đều là “cam” dù cho đó là quýt, táo hay đào... chỉ vì chúng có hình tròn.



Chỉ màu vàng, bé nói màu xanh hay bé biết là màu đỏ nhưng cố tình nói chệch đi là hiện tượng người lớn nói một đằng bé thích làm một nẻo, do bé muốn “tách” được suy nghĩ của mình ra khỏi người lớn và muốn bảo vệ suy nghĩ của mình đó là nguyện vọng được độc lập, tự chủ nên đôi khi xuất hiện tính bướng bỉnh, muốn làm theo ý mình.


Thân mến :Rose:


-----------------------------


Bởi nhờ điều này mà mình hiểu bé nhà mình đang cũng trong giai đoạn "muốn được độc lập" và vì thế mình có cách dạy bé khéo hơn, ko làm tổn thương bé mà vẫn hướng bé suy nghĩ đúng.


Ví dụ như: khi bé cố tranh cãi là cái mũ này màu xanh trong khi là nó màu đỏ, những lúc bé cố nói thế mình chỉ mỉm cười và nói nếu con nghĩ con có chiếc mũ màu xanh chứ không phải màu đỏ, thì mẹ sẽ cho Cu Bi bên cạnh nhà chiếc mũ màu đỏ này, vì nó không phải là của con. Thế là bé mới chịu, và thừa nhận nó màu đỏ. Sau đó mình mới nhẹ nhàng khuyên bảo bé, và chỉ ra các màu sắc khác nữa.


Chúc các mẹ thành công trong việc dạy bé điều hay.


:Rose::Rose::Rose::Rose: