Lại một mùa xuân đời viễn xứ ...


Mỗi năm, cứ vào độ gần tết, tiết trời Sài Gòn chuyển sang hơi se se lạnh lại gợi trong tôi nỗi nhớ quê hương , nhớ ba mẹ anh chị em thật nhiều.


Tôi được sinh ra và lớn lên tại miền Trung, nơi quê hương cằn cỗi đầy nắng, đầy gió. Khí hậu khắc nghiệt, thiên nhiên không ưu đãi cho con người bởi vậy miền Trung quanh năm vẫn nghèo khổ vì hạn hán, bão lụt, ...Nhưng tình cảm người miền Trung thì dào dạt, tình nghĩa gia đình và hàng xóm với nhau lúc nào cũng đong đầy. Tuy đã mười mấy năm xa quê hương, lập nghiệp nơi xứ người nhưng kỹ niệm về những ngày tết ở quê hương thì không bao giờ tôi quên được.


Tôi nhớ lúc còn nhỏ, mỗi khi gần tết là tụi tôi lại được ba mẹ may cho mỗi đứa chỉ duy nhất một bộ đồ mới thôi. Nhưng vào cái thời đó được như vậy là quí lắm. Nhớ lúc đó tôi đâu biết rằng mỗi năm khi gần đến tết là lúc mà ba mẹ phải lo toan nhiều nhất. Nào là quần áo mới cho tụi tôi, bánh mứt, lương thực, ...Vậy mà, tuy cực khổ vất vả nhưng ba mẹ vẫn lo cho tụi tôi đầy đủ, ấm cúng.


Tôi thích nhất là ngày 30 tết, anh chị em tôi cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, lau sạch bụi bặm từng ngóc ngách, nhà tôi đã được dọn dẹp sạch sẽ. Nhà dưới thì có nồi bánh tét đang sôi sùng sục, Nhà trên thì có hoa vạn thọ, hoa thược dược, cộng với mùi nhang trầm thơm ngát. Không gian thật là ấm cúng.


Chiều 30 tết, sau khi mẹ vớt bánh tét ra, bày biện mâm cỗ cho ba cúng tất niên. Anh em chúng tôi đợi giây phút này đã lâu rồi. Chỉ đợi ba vừa cúng vái xong là tụi tui a lại “Ba đốt pháo đi ba, ba đốt pháo đi ba ...” Thế là ba tôi lấy dây pháo ra treo lên, bắt đầu châm lửa đốt. Anh em chúng tôi vừa bịt tai vừa né né nhưng vẫn lén nhìn thích thú. Thường khi ba đốt pháo xong là anh em tôi tranh nhau chạy đi kiếm con chó Mini. Vì nó rất sợ tiếng nỗ. Mỗi lần ba tôi đốt pháo là nó chui vào gầm giường nằm khiếp trong đó. Khi nào dây pháo nỗ xong là anh em tôi vội tìm thử nó đang núp tại gầm giường nào...


Sau khi ăn uống dọn dẹp tắm rửa xong xui là anh em tôi cùng nhau ngồi hết trên chiếc giường để đợi ba mẹ vô lì xì. Vì tục lệ ở quê tôi là tối 30 ba mẹ lì xì cho các con. Còn từ ngày mùng một đến ngày mùng 3 nếu xài hết tiền cũng không được xin ba mẹ. Vì trong những ngày đầu năm mà “xin tiền” ba mẹ thì cả năm ba mẹ sẽ làm ăn không có tiền. Tôi vẫn nhớ như in những tờ tiền 50đ ba kẹp trong cuốn tập thẳng tưng. Hình như ba đã để dành từ lâu rồi, để tết lì xì cho chúng tôi.


Sau khi nhận lì xì, anh em chúng tôi thường bày ra chơi 1 vài trò chơi gì đó để chờ đợi thời khắc giao thừa. Đúng 23g50 phút, chúng tôi phụ mẹ bày mâm cỗ ra để ba tôi cúng rước ông bà về ăn tết. Thời khắc giao thừa đã đến, đồng hồ vừa điểm 12g đêm, tiếng pháo bắt đầu vang dội lên. Sau khi cúng xong ba tôi cũng treo dây pháo ra đốt. Thời điểm đó ở quê tôi vẫn còn thắp đèn dầu. Trong nhà thắp đèn nên có ánh sáng, còn ngòai trời nếu đêm nào không trăng thì trời tối đen như mực. Nhưng đêm giao thừa thì cả bầu trời như sáng rực lên vì ít nhất mỗi nhà đốt một dây pháo. Tiếng nỗ cứ nối tiếp nhau, nối tiếp, rồi chồng chất nhau. Sau một lúc thì tiếng pháo thưa dần và mọi người ai vào nhà nấy quay quần bên nhau ăn uống, chúc tết và vui chơi tới sáng.


Ngày đầu tiên năm mới lại được chào đón bởi những tràn pháo vang dội. Anh em chúng tôi hớn hở đi rửa chân tay và thay quần áo mới. Thời đó chúng tôi có đồ mới thì để nguyên vậy đến tết mặc chứ không giặt. Mùi pháo, mùi nhang trầm, xác pháo hồng bay đầy sân và ngõ cộng với mùi thơm vải mới ngày đầu năm nó rất riêng mà đến bây giờ tôi vẫn chưa quên mùi hương của nó.


Giờ đây, cuộc sống vật chất đã đầy đủ hơn nhiều. Tết của con tôi không còn phải để nguyên đồ mới chưa giặt để mặt. Tôi đã thay mùi hương vải mới bằng mùi nước xả vải Comfort Hương Ban Mai thơm mát dễ chịu. Tôi vẫn cố gắng vài năm lại cho con tôi về quê nội ngọai ăn tết một lần để nó cảm nhận được hương vị ngày tết ở quê hương. Nhưng có lẽ hương vị ngày tết của con tôi bây giờ có phần sảng khóai hưng phấn hơn vì có thêm mùi hương Comfort tóat ra từ quần áo mới.


Chúc mọi người năm mới nhiều sức khỏe, an khang, thịnh vượng :Rose::Rose::Rose: