Thông thường cứ đến những ngày sắp tết mẹ thường hay làm bên cạnh hũ kiệu mẹ còn làm hũ dưa món, món ăn đặc trưng của người miền trung trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc.


Như mọi năm trong những ngày này mẹ thường ra vườn hái đu đủ xanh, và ra chợ mua ít của cà rốt và củ cải trắng, ít kiệu, ớt. đó là các nguyên liệu để làm món dưa món, về mẹ thường cắt và tỉa hoa tạo thành bông hoa thật đẹp mắt, cắt mỏng và ớt cắt cuốn bỏ hột. xong mẹ đem đi phơi nắng 1 ngày, Nếu phơi quá héo dưa sẽ dai, dưa phơi chưa đủ độ héo dưa sẽ nhũn, mau hư. Nếu phơi dưa đúng độ héo cho mỗi loại, khi thấm nước mắm, dưa sẽ dòn.


Khi đã phơi héo dưa, sắp dưa vào lọ thủy tinh cho đẹp mắt. Sắp đứng lớp ngoài cùng, mặt cắt những miếng dưa ép vào thành hủ, những lát quả củ chen kẻ với kiệu, ớt trái đỡ bằng những lớp dưa lót bên trong, khi xếp vào để cho dưa nằm tự nhiên, không nén chặt tay, nếu nén chặt, dưa sẽ không có đủ khoảng trống để nở khi thấm nước mắm, dưa cũng sẽ hư, sắp dưa còn cách mặt hủ ít nhất 3 - 5cm, dùng những nan tre mỏng gài ngang mặt dưa sao cho khi đổ nước mắm vào dưa không nổi lên mặt nước mắm.


Nấu nước mắm: Chất lượng nước mắm quyết định hương vị của dưa món. Nấu cứ một chén nước mắm + 1 chén đường cát trắng, tùy chất lượng nước mắm đang có để gia giảm. Bắc lên bếp, nhỏ lửa, khuấy đều tay và liên tục, tắt bếp để nguội. Đổ nước mắm vào hủ dưa từ từ, quan sát thấy dưa sẽ hút nước mắm làm mực nước mắm cạn xuống, đợi cho đến khi nước mắm hết hạ xuống lại châm tiếp, cho đến khi thấy dưa hết hút nước mắm hoàn toàn, phải châm thêm cho mực nước mắm cao hơn mặt dưa 2 - 3cm và cách miệng hủ ít nhất 2cm. Đậy kín nắp hủ.


Khoảng 2-3 ngày sau thì có thể dùng được, nhắc đến mà mình thấy thèm món dưa món mẹ làm quá. Làm mình cứ mong thời gian trôi qua thật nhanh đến tết về quê thưởng thức món dưa món mẹ làm.