Được sự đồng ý của Mod_CLB7, mình mở mục dành cho những mẹ thích ăn chay. Mình mới tìm hiểu về ăn chay thôi, cũng mới ăn chay được 1 bữa trưa trong tháng nay. Nhưng qua trải nghiệm bản thân, mình thấy rất có nhiều điều thú vị. Do vậy, mình muốn các bạn (những ai đã, đang, và sẽ hưởng ứng ăn chay ) cùng chia sẻ kinh nghiệm nấu các món chay, các địa điểm ăn chay hoặc đơn giản là nói nên cảm nhận sau khi ăn chay :D



Gửi các bạn một vài thông tin về tác dụng của ăn chay:


http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20070801070433AAXMaeC


Ăn chay và tác dụng của ăn chay?


Có phải ăn chay chỉ dành cho những người đi tu, người già và những người mắc một số bệnh như tiểu đường, gan,..v.v.


Câu trả lời hay nhất - Do người đặt câu hỏi bình chọn


ĂN CHAY DƯỚI GÓC ÐỘ DINH DƯỠNG



Tác giả : Thạc sĩ BS. LÊ NGỌC DIỆN



"Không có thứ gì mang lại lợi ích cho sức khỏe con người và làm tăng cơ hội sống còn trên thế gian này bằng phương pháp phát triển một chế độ ăn chay." (Albert Einstein).



Ăn chay đang là một khuynh hướng thịnh hành ở các nước phát triển. Dưới góc độ dinh dưỡng, ăn chay giúp phòng chống được nhiều bệnh tật. Tuy nhiên, có một số vấn đề chúng ta cần lưu ý, nhất là với những người ăn chay tuyệt đối và lâu dài.


Có mấy kiểu ăn chay?



Có rất nhiều biến thể ăn chay khác nhau trên thế giới, nhưng quy tụ có 4 kiểu truyền thống sau:



- Ăn chay tuyệt đối là không ăn thịt, gia cầm, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng.



- Ăn chay có dùng sữa.



- Ăn chay có trứng.



- Ăn chay có sữa và trứng.



Một dạng ăn chay khác cũng khá phổ biến hiện nay là "ăn chay bán phần", chỉ không dùng các loại thịt đỏ như thịt bò, cừu... Ngoài ra, còn có những người chỉ ăn trái cây và thỉnh thoảng ăn rau, hoặc chỉ ăn cá, trai, sò, tôm, cua....


Ăn chay mang lại lợi ích gì?



Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít acid béo bão hòa, nhiều acid béo chưa bão hòa nhiều nối đôi, nhiều vitamin E, C... có tác dụng chống oxy hóa, vì vậy ăn chay rất phù hợp với các khuyến nghị của Mỹ trong "Hướng dẫn phòng chống các bệnh mãn tính". Người ăn chay có lượng LDL-cholesterol thấp, chỉ số xơ vữa mạch máu thấp và HDL-cholesterol cao, giúp phòng ngừa được nhiều bệnh như:



- Béo phì: do chế độ ăn chay có ít chất béo, nhiều chất bột đường hấp thu chậm.



- Cao huyết áp: do chế độ ăn ít dùng rượu bia, ít natri, nhiều kali.



- Bệnh mạch vành: do ít chất béo, ít đạm động vật, nhiều đạm thực vật, nhiều chất xơ, nhiều chất bột đường hấp thu chậm và nhiều chất béo chưa bão hòa.



- Ðái tháo đường type 2: do có nhiều chất bột đường hấp thu chậm và chất xơ.



- Sỏi mật: do có nhiều chất xơ.



- Táo bón: do có nhiều chất xơ.



- Ung thư (vú, đại tràng): do có nhiều chất xơ, nhiều rau quả giàu vitamin chống oxy hóa và chất chống ung thư, ít đạm động vật và mỡ, nhiều chất bột đường hấp thu chậm.



- Sa sút trí tuệ: do ít đạm động vật.



- Ðột quỵ: do có ít chất béo bão hòa và cholesterol, nhưng nhiều chất bột đường hấp thu chậm.



- Loãng xương: do có ít chất đạm, đặc biệt là ít đạm động vật.



- Bệnh túi thừa: do có nhiều chất xơ.



Ngoài ra, người ăn chay còn có khuynh hướng ít bị viêm ruột thừa, thoát vị cơ hoành, hội chứng ruột kích thích, trĩ và giãn tĩnh mạch chi... Tuy nhiên, các kiểu ăn chay có thể tạo sự cân bằng hoặc không cân bằng về mặt dinh dưỡng.



Các vấn đề dinh dưỡng thường gặp trong ăn chay và cách khắc phục



Nếu biết chọn lựa, phối hợp thực phẩm và bổ sung các vitamin, chất khoáng hợp lý thì người ăn chay sẽ không bị thiếu các acid amin thiết yếu, vitamin B12, năng lượng, kẽm, sắt, đặc biệt ở người ăn chay tuyệt đối.



Về năng lượng: Chế độ ăn chay thường ít năng lượng do có ít chất béo và mau làm no bụng do nhiều chất xơ. Thiếu năng lượng có thể xảy ra ở những người cần tăng nhu cầu về năng lượng như trẻ em đang lớn, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và người bệnh đang trong giai đoạn hồi phục. Vì vậy cần lưu ý cung cấp đủ lượng calorie cần thiết bằng cách ăn thêm bữa phụ và sử dụng những thức ăn thực vật giàu năng lượng như các hạt có dầu, sữa đậu nành có béo...



Về chất đạm: Về số lượng đạm thì đã nhiều hơn nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị RDA của Mỹ. Tuy nhiên, thức ăn thực vật giàu đạm lại thường thiếu một số acid amin thiết yếu như lysine (gạo, bắp, lúa mì), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Nhưng tình trạng mất cân đối các acid amin sẽ không xảy ra nếu chúng ta biết cách phối hợp các loại đạm thực vật theo cách sau:



- Rau đậu và các loại hạt, ví dụ: cháo với mè và đậu.



- Ngũ cốc và họ rau đậu, ví dụ: cơm với đậu, súp đậu với bánh mì...



- Ngũ cốc và sản phẩm từ sữa, ví dụ: bánh mì với sữa, cơm hoặc mì sợi với phô-mai.



- Rau có thể ăn với cơm, các hạt có dầu, phô-mai, mầm lúa mì.



Ðối với trẻ dưới 24 tháng tuổi, cần bổ sung methionine vào công thức sữa làm từ đậu nành.



Chất sắt: Tại các nước tiên tiến, thiếu máu do thiếu chất sắt ở người ăn chay ít xảy ra do họ ăn nhiều rau quả (đặc biệt là cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh...) có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt và lấn át cả tác dụng ngăn cản hấp thu của acid phytic, acid oxalic, acid tannic... Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang có thai, đang cho con bú, trẻ nhũ nhi, trẻ em đang dậy thì, vận động viên hoặc người mất máu nhiều thì nên sử dụng viên sắt bổ sung. Ở nước ta, người ăn chay thường là ăn chay tuyệt đối nên có thể bị thiếu sắt.



Vitamin B12: Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu hồng cầu to hoặc bệnh dây thần kinh, có thể xảy ra ở người ăn chay tuyệt đối vì thức ăn thực vật không có vitamin B12. Nấm men bia, các loại tảo biển, bia và các thực phẩm lên men khác có hàm lượng B12 thay đổi rất nhiều, và chúng có nhiều chất "giống vitamin B12" nên có thể cạnh tranh làm giảm hấp thu vitamin B12. Do vậy, cần bổ sung vitamin B12 cho người ăn chay là phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và đặc biệt là người cao tuổi (vì thường đi kèm với giảm hấp thu vitamin B12 do thiếu yếu tố nội tại). Nếu ăn chay có trứng và sữa thì ít khi bị thiếu chất này.



Chất kẽm: Thiếu kẽm có thể xảy ra ở người ăn chay tuyệt đối do kẽm trong thức ăn thực vật bị giảm hấp thu bởi acid phytic, oxalates, chất xơ và đạm đậu nành. Người cao tuổi (dù có ăn chay hay không) cũng đều có nguy cơ thiếu kẽm. Do vậy, có thể bổ sung bằng cách uống viên kẽm hoặc viên chứa kẽm.



Chất calci: Chế độ ăn chay có khẩu phần calci thấp hơn nhu cầu khuyến cáo, nhưng hiếm khi xảy ra tình trạng thiếu chất này. Tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở người ăn chay thấp hơn so với người không ăn chay, vì chế độ ăn chay có ít chất đạm hơn nên giúp gia tăng hấp thu và giữ calci, đồng thời lượng calci bài tiết ra nước tiểu giảm. Tuy nhiên, cần sử dụng sản phẩm bổ sung calci cho những người cần tăng nhu cầu như phụ nữ có thai và cho con bú.



Vitamin D: Thiếu vitamin D có thể chỉ xảy ra với những người không tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt là người ăn chay tuyệt đối, hoặc trẻ bú mẹ quá 6 tháng mà không tiếp xúc với ánh nắng và cũng không bổ sung vitamin D. Nên bổ sung vitamin D từ viên đa sinh tố và khoáng chất khi cần thiết.



Như vậy, chúng ta có thể chọn bất cứ kiểu ăn chay nào, nhưng điều quan trọng là phải biết cách bù đắp các chất dinh dưỡng một cách hợp lý. Có lẽ tốt nhất là nên ăn chay định kỳ vì vừa hưởng được lợi ích của ăn chay, giú? ngăn ngừa một số bệnh - vừa tránh được tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng do ăn chay trường gây nên



http://khuongviettu.com/site/index.php?option=com_content&view=article&id=425:tac-dng-ca-vic-n-chay&catid=63:sc-khe-a-n-chay&Itemid=61



Một cách chung nhất, ăn chay là không dùng thịt và tăng cường các thức ăn có lợi cho sức khỏe như: các loại rau trái, đậu, mè, ngũ cốc còn nguyên lớp cám, chất béo không no. Điều cần ghi nhận là người vốn đang ăn mặn khi chuyển sang ăn chay thường cũng thay đổi cả lối sống, sự nhận thức của mình về sức khỏe và môi trường. Họ có khuynh hướng tăng hoạt động thể lực, hướng đến việc tập Yoga, thiền, tránh khói thuốc lá, rượu và có lẽ cả việc chịu đựng stress cũng tốt hơn.


Các yếu tố ảnh hưởng tốt đến sức khỏe trên là những điều mà người vốn ăn chay trường thường không có. Như vậy, có thể nói ăn chay có lợi cho sức khỏe hơn ăn mặn. Tuy nhiên, bất cứ điều gì cũng có hai mặt trái và phải, ăn chay cũng có nhược điểm riêng và sẽ được đề cập trong một dịp khác.


Dưới đây là tóm tắt một số tác dụng đáng chú ý nhất của ăn chay:


1. Giảm cân


Người ăn chay thường nhẹ cân và ít nguy cơ béo phì hơn người ăn mặn; nhờ đó, ít mắc các bệnh do béo phì như: tiểu đường, sỏi mật, cao huyết áp, bệnh động mạch vành tim… Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách có thể trở nên gầy còm, hốc hác. Trẻ em và tuổi thiếu niên nếu ăn chay có thể nguy hiểm cho sự tăng trưởng. Bà mẹ mang thai ăn chay thường nhẹ cân, ít tăng cân và có nguy cơ sinh con thiếu cân.


2. Giảm huyết áp


Huyết áp của người ăn chay trường thường có khuynh hướng thấp hơn người ăn mặn và ít tăng huyết áp theo tuổi hơn. Các nghiên cứu cho thấy: càng ăn nhiều thức ăn từ động vật, huyết áp càng có khuynh hướng tăng cao. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua các yếu tố về lối sống có ảnh hưởng tốt đến huyết áp. Người ta còn thấy ở người ăn chay ít có ảnh hưởng đến huyết áp hơn là người ăn thịt.


3. Giảm bệnh động mạch vành tim


Các nghiên cứu khoa học cho thấy: tỷ lệ người ăn chay mắc bệnh và tử vong thấp hơn hẳn so với người ăn mặn. Nguyên nhân được cho là do thức ăn chay chứa nhiều xơ, ít béo, ít cholesterol, tỷ lệ giữa chất béo không no và chất béo no cao. Bệnh động mạch vành tim gắn liền với lượng cholesterol máu. Người ăn chay có lượng cholesterol trong máu, nhất là loại LDL, thấp hơn hẳn so với người ăn chay có dùng sữa và người ăn thịt. Trên thực tế, lượng mỡ trong máu tùy thuộc nhiều vào số lượng và loại chất béo mà người ăn chay ăn vào. Đồng thời, lối sống ít dùng thuốc lá, thích tập luyện và tình trạng nhẹ cân cũng góp phần không ít.


4. Giảm nguy cơ bị sỏi thận


Người ăn chay thải calci, oxalat và acid uric ra nước tiểu ít hơn người ăn mặn. Và do đó, người ăn chay ít bị sỏi thận hơn người ăn mặn.


5. Giảm nguy cơ bị ung thư


Người ăn chay ít mắc bệnh và tử vong vì ung thư miệng họng, tiền liệt tuyến, nhất là đại tràng hơn người ăn mặn. Lý do là thức ăn chay chứa nhiều chất xơ và ít acid béo hòa tan. Chất xơ làm giảm sự thoái giáng acid mật sơ cấp thành thứ cấp - chất đã được chứng minh là gây ung thư đại tràng. Acid béo hòa tan và sterol nếu có nhiều trong phân sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra, thức ăn chay còn chứa nhiều chất có tiềm năng ngừa ung thư như: các chất chống oxy hóa và một số hóa chất thực vật. Một lần nữa, lối sống của người ăn chay thường có lợi cho sức khỏe, phòng ngừa một số loại ung thư.


6. Giảm triệu chứng bệnh về xương và khớp


Chế độ ăn chay có ích đặc biệt cho một số bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, làm giảm hẳn triệu chứng bệnh về khớp. Nhưng cần thận trọng vì ăn chay không đúng dễ gây teo cơ dinh dưỡng. Đối với thoái hóa khớp, ăn chay không trị được bệnh, nhưng ăn chay trường có thể đóng vai trò trong việc phòng ngừa bệnh. Người ăn chay cũng bị loãng xương như người ăn mặn, nhưng chế độ ăn không có thịt, nhiều estrogen thực vật và hoạt động thể lực nhiều là những yếu tố giúp phòng chống loãng xương.


7. Ngoài ra, ăn chay còn giúp giảm nguy cơ bị sỏi mật


Bệnh túi thừa đường ruột và có ảnh hưởng lên tiểu cầu làm giảm độ nhớt của máu.Như vậy, ăn chay tốt cho sức khỏe không chỉ nhờ vào việc không có thức ăn từ động vật mà còn nhờ vào khuynh hướng sống khổ hạnh, rèn luyện thể lực, ít tiếp xúc với các thứ có hại cho sức khỏe, giữ thanh tịnh tâm hồn và trí tuệ. Ăn chay không là điều gì khác thường mà chỉ đơn thuần là một khuynh hướng về ăn uống mà thôi. Với những ai muốn chuyển từ ăn mặn sang ăn chay, đây là lời khuyên của các nhà nghiên cứu y học: nên chuyển từ từ, đầu tiên tránh thịt đỏ, sau đó dần đến thịt gia cầm, rồi cuối cùng đến cá và thủy hải sản. Và cũng xin được nhắc lại, ăn chay cũng có mặt trái của nó.


Phụ lục
:


Giá trị dinh dưỡng của một số loại thực phẩm ăn chay thông dụng:


·
Chất sắt: mì ống, cơm, bánh mì, ngũ cốc các loại yến mạch, lúa mạch, đậu, hạt hướng dương, hạt đậu các loại, bánh mì trắng, nước cà chua, bông cải và trái cây khô như mơ, nho, mận…


·
Kẽm: sữa đậu nành, đậu phụ, mầm lúa mì, đậu và hạt các loại.


·
Vitamin B12: sữa ít béo và sữa không béo, ngũ cốc, sữa đậu nành.


·
Calcium: sữa ít béo và không béo, sữa đậu nành, nước cam, bông cải, đậu phụ, trái mướp, cải xoăn, mù tạt xanh, các loại quả hạch.


·
Vitamin D: sữa không béo và ít béo, sữa đậu nành, yaourt đậu nành, yaourt thường, ngũ cốc.


·
Vitamin A: sữa không béo và ít béo, rau và trái cây đậm màu như bí ngô, cà rốt, dưa đỏ, rau bina, cải xoăn…


·
Omega 3: quả óc chó, đậu nành hạt.



Trang thông tin tổng hợp về ăn chay:


http://al.godsdirectcontact.org.tw/



Trong đó có danh sách những người nổi tiếng đã ăn chay:


- Philosophers, Spiritual Leaders (Triết gia, lãnh tụ tâm linh)


Paramahansa Yogananda
(Indian Spiritual Teacher)
, Socrates
(Greek philosopher)
, Jesus Christ & early Christians, Confucius
(Chinese philosopher)
, Shakyamuni Buddha, Lao Tzu
(Chinese Philosopher)
, St. Francis of Assisi
(Italian Christian Saint)
, Thich Nhat Hanh
(Vietnamese Buddhist monk\writer)
, Yogi Maharishi Mahesh
(Indian writer, philosopher, leader of Transcendental Meditation)
, Leo Nikolayevich Tolstoy
(Russian philosopher)
, Pythagoras
(Greek mathematician/philosopher)
, Zoroaster
(Iranian - Founder of Zoroastrianism)
, Muhammad Al-Ghazali
(Iranian Islamic scholar and Sufi Saint)
, Muhammad Rahiim Bawa Muhaiyadeen
(Sri Lankan Islamic author and Sufi Saint)
, Bulleh Shah
(Muslim Sufi Saint)
, Etc.



-Scientists, Inventors & Engineers (Khoa học gia, nhà phát minh& Kỹ sư):


Charles Darwin
(British naturalist)
, Albert Einstein
(German Scientist)
, Thomas Edison
(US scientist/inventor)
, Sir Isaac Newton
(British scientist)
, Nikola Tesla
(Serbian-American scientist/inventor)
, Henry Ford
(US Founder of Ford Motors)
, Etc.



-Politicians, Statespersons and Activists (chính trị gia, chính khách và hoạt động xã hội):


Susan B. Anthony
(US leader of Woman's Suffrage movement)
, Mahatma Gandhi
(Indian Civil Rights leader)
, Coretta Scott King
(American Civil Rights activist and leader, wife of Dr. Martin Luther King Jr.)
, Dr. Janez Drnovsek
(2nd President of Slovenia)
, Dr. A. P. J. Abdul Kalam
(President of India)
, Dr. Manmohan Singh
(Prime Minister of India)
, Dennis J. Kucinich
(US Congressman)
, Etc….



Tạm thế đã, chúc cả nhà có sức khoẻ tốt, tinh thần sáng suốt, luôn cảm thấy vui vẻ yêu đời, yêu cuộc sống, :Rose: