Đuông dừa có hình dạng giống sâu non, thân có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, đầu màu nâu đen, to khoảng bằng ngón út.



Đuông dừa có thể chế biến thành nhiều món ăn như tẩm nước mắm, lăn bột chiên, nướng, nấu cháo, làm gỏi…




Đuông dừa ngâm mắm.



Chiên xù.



Theo bác sĩ Cao Thị Thanh Hương, Phó giám đốc Trung tâm Thừa kế Ứng dụng, Hội Đông y Hà Nội, các món ăn từ nhộng (ong, kiến, tằm…) có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đáng kể nhất là hàm lượng đạm (ví dụ 100 g nhộng cung cấp 13 g protein), caxi và vi khoáng…



Nướng.



Chiên mọi.





Hấp.





Xào, gỏi...


Tuy nhiên PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng lưu ý người ăn có thể không hợp gây dị ứng hoặc ngộ độc. Nguyên nhân không hẳn trực tiếp từ nhộng mà có thể nguyên liệu này bị chết, tiết ra chất độc, bị tẩm ngâm hóa chất để đẹp hơn khiến người ăn ngộ độc...



"Khi bị ngộ độc côn trùng, nếu còn tỉnh táo, cần tự gây nôn (có thể sử dụng cách uống nhiều nước). Trường hợp nặng, hoặc hôn mê cần để bệnh nhân nằm nghiêng sang bên phải. Đối với những người khó thở và thở yếu cần hô hấp nhân tạo, nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các trung tâm y tế...



Ăn đuông dừa cũng cần cẩn thận các mẹ ha, nếu nghi ngại món đuông dừa sống các mẹ nên lưu ý cách chế biến hợp lý trước khi ăn, xem xét cẩn thận trước khi nạp vào cơ thể.