Gà ác hay còn gọi là ô cốt kê, ô kê hay còn có tên khác là gà đen, gà chân chì, gà ngũ trảo...


Thịt gà ác có giá trị về mặt dinh dưỡng cao hơn nhiều so với thịt khác. Bên cạnh hàm lượng chất béo và cholesterol rất thấp, thịt gà ác còn chứa hơn 18 loại acid amin cần thiết cho cơ thể gồm lysin, methionin, histidin, nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, B12, E, PP) và các nguyên tố vi lượng (K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu...), giúp điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể và chống lão hóa, nên xưa được gọi là "gà thuốc".


Theo Đông y, gà ác vị ngọt, mặn, tính bình hơi ấm, hương vị thơm, không độc, có công hiệu bổ can thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt, điều kinh hoạt huyết, chữa rong huyết… Gà ác tần thuốc bắc từng là thức ăn của vua chúa bởi nó rất bổ dưỡng. Công dụng của gà ác tần thuốc bắc rất lớn nếu được kết hợp đúng các vị thuốc và bài thuốc sẽ cho hiệu quả tuyệt vời như: Ổn định đường huyết, giảm khả năng suy thận, chống lão hóa, loãng xương, tăng cường khí huyết… Gà ác rất tốt cho người mới ốm dậy, nhất là phụ nữ có thai và sau khi sinh.


GÀ ÁC TIỀM THẬP TOÀN ĐẠI BỔ:


Vật liệu: Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo, Huỳnh kỳ, Quế nhục, nước dùng vừa đủ.


Nước dùng có thể dùng xương heo, bộ xương gà hầm trong vòng 3-8 tiếng, thêm vào các các loại củ, quả (củ sen, hạt sen, nhãn nhục, kỷ tử)...tuỳ chọn.


Cách làm: Gà ác làm thịt, bỏ móng và nội tạng, rửa sạch, trụng qua nước sôi. Gà ác cho vào thố sành, nước dùng vừa đủ. Các vị thuốc bọc trong túi vải khâu kín (hoặc để chung với gà ác). Tiềm cách thủy, khi chín bỏ túi vải đựng thuốc (nếu để thuốc chung với gà ác thì để nguyên như vậy). Có thể tiềm cách thủy hoặc tiềm trực tiếp trên bếp.


Công dụng: Bổ khí huyết, tăng sức đề kháng. Dùng cho người suy nhược cơ thể, mỏi mệt, lười hoạt động, chóng mặt, hoa mắt hoặc mất máu sau phẫu thuật. Món tiềm này giúp bồi bổ cơ thể khi hóa trị và xạ trị.


Tham khảo: Món ăn bài thuốc - Gà ác tiềm thuốc bắc/ Facebook.com/gaactiemthaptoandaibo