Ham hố nấu chín chi xong em ăn chẳng nhận được chất gì, bảo phí công chắc cũng đúng quá các mẹ ạ.



Hồi đợt em nghe ớt chuông nhiều vitamin C, A, K... nên cũng mua vài quả mỗi quả một màu vàng, xanh, đỏ về ăn thử. Em xào đến hơn 10p trên chảo vì nghĩ ớt lâu chín thành ra món không những nhũn mà còn chuyển màu thâm thâm ăn tệ lắm.



Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tùy vào loại thực phẩm và nhiệt độ khi chiên, xào hoặc chế biến ở nhiệt độ cao gây ra những tác động đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn. Cụ thể, theo ước tính lượng vitamin mất do nấu nướng: vitamin C: 50%; vitamin B1: 30%; caroten: 20%.



webtretho


Ảnh Internet.


Ớt chuông cũng nằm trong số các loại rau củ quả chứa vitamin ít bền vững nhất, vừa dễ tan trong nước vừa dễ ảnh hưởng bởi nhiệt chỉ nên xào vừa chín tới và cũng không nên hâm lại nhiều lần. Có thể chế biến ớt chuông bằng cách trộn salad, xay sinh tố... nếu muốn ăn salad tươi sống thì có thể chọn "ớt chuông cái" là quả ở đuôi chia thành 4 múi mềm và ngọt hơn khi ăn sống, còn "ớt chuông đực" có 3 múi để xào sẽ giòn và đậm đà hơn nè các mẹ.



Và một số rau củ quả này cũng "họ hàng" với ớt chuông mẹ có thể nhận biết không nên nấu chín quá khi ăn như:



Cà chua



Vitamin A và carotene, lycopene trong cà chua rất dễ phân hủy bởi nhiệt nên đa phần hiện nay em thấy nhiều mẹ mua cà chua bi về làm salad ăn sống, rửa sạch và ngâm qua nước muối để an toàn hơn khi ăn.



Cần tây



Có chứa chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, ngoài ra còn kali, vitamin B2 giúp “thư giãn” ruột và điều chỉnh sự cân bằng natri, kali trong cơ thể. Xào nấu đơn giản cần tây hoặc có thể làm hỗn hợp cần tây+ táo+ chuối hay kết hợp nhiều rau củ quả khác để có món sinh tố ngon, uống 30p trước khi ăn bổ sung năng lượng rất tốt.



webtretho


Ảnh Internet.


Dưa chuột



Dưa chuột chỉ nên ăn sống vì cung cấp vitamin C, vitamin B tất nhiên nên nhúng trong nước muối loãng và sau đó rửa lại với nước để sạch bụi bẩn, vi khuẩn trước khi ăn. Ngoài ra, nếu có trộn dầu giấm cũng nên ăn ngay vì nếu để lâu các vitamin cũng dễ bị phá hủy.



Bông cải xanh



Nấu chín bông cải xanh làm mất myrosinase, một loại enzyme tốt cho cơ thể nên mẹ chú ý nhất là khi nấu ăn dặm cho con nhé. Nhiều người khuyên chỉ nên làm chín rau như bông cải bằng phương pháp hấp hoặc luộc ít nước, thêm một chút muối giúp rau xanh và đậm đà hơn.



webtretho


Ảnh Internet.


Hành tây



Hành tây sống lưu trữ nhiều phytonutrient allicin hơn so với khi được chế biến.



Rau cải mầm



Rau mầm tươi sống làm nhiều món ăn đặc biệt là salad, ăn rau mầm mỗi ngày còn giúp làm sáng da.



Cà rốt



Vitamin A, B- caroten tốt cho mắt và giúp cơ thể tràn đầy năng lượng nên đừng nấu chín quá làm giảm lượng vitamin các mẹ nhé.



Viện dinh dưỡng còn đưa ra lời khuyên: "Khi luộc, nấu rau cần cho rau vào nước đun sôi khi rau đã được rửa sạch (để khử tác dụng của men oxylaza) rút ngắn thời gian đun nấu. Nấu chín xong ăn ngay cũng giúp hạn chế hao hụt vitamin C". Cần chế biến nóng thích hợp (tùy vào thực phẩm mà nhiệt độ nấu khác nhau) để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị biến dạng, hao hụt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


Các mẹ thấy còn rau củ nào không nên nấu quá chín khi ăn nữa không?