Các mẹ biết điều này chưa, em mới tìm hiểu được nên chia sẻ các mẹ ngay nè.



Hôm nọ em thắc mắc vì sao dưa giá ăn với thịt mỡ lại ngon, vì sao ốc nấu với chuối+ lá lốt lại hợp, thịt dê với lá tía tô, đậu hũ sốt cà chua vị ngon không gì bằng,...



Thực ra trong các thực phẩm có tính kiềm và axit, cân bằng được nó sẽ giúp ăn uống ngon miệng và tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều.



Theo Bếp thực dưỡng, một người nặng 50kg, thì chứa 35kg dịch axit và kiềm. Vì thế nên vai trò của kiềm và axit rất quan trọng. Nếu pH lớn hơn 7, chất đó gọi là kiềm, còn pH nhỏ hơn 7 chất đó gọi là axit.






Những đồ ăn tạo axit (bánh ngọt, chè, kem, đường...).


Những đồ ăn tạo kiềm (các loại rau xanh, hạt, quả, ngũ cốc).



Khi chế biến thức ăn hoặc ăn các nhóm thực phẩm trong ngày, nếu cân bằng 2 nhóm sẽ có lợi cho cơ thể hơn.



Chúng ta có thể làm giảm bớt tính axit ở ngũ cốc bằng cách chế biến khác đi. Ví dụ: cơm có thể nấu thành cháo có tính axit thấp hơn. Bánh mì nướng kỹ có tính axit thấp hơn bánh mì thường. Các loại ngũ cốc còn nguyên cám (gạo lức, bánh mì đen, mầm lúa mì…) có tính axit thấp hơn so với ngũ cốc đã tinh chế



Hoặc tạo các nhóm thực phẩm có tính axit như: muối dưa chua, lên men cơm, rượu...



Bên cạnh đó, các nhóm thực phẩm cũng rất đa dạng và nhiều loại: khi non khi già, khi chín biến đổi tính chất, khi nấu nướng tạo lên sự khác biệt... nên chúng ta cần kì công để tìm hiểu và cân bằng chúng. Rất mong các vị cao nhân chuyên sâu có thể nói thêm về điều này để em được học hỏi.