Bố mẹ mình dạo gần đây thường cắm cơm từ trưa rồi để tới sáng hôm sau nên mình cũng chú ý đến các điều này lắm đó các mẹ. Mình bày anh chị và các bạn bảo quản cơm nguội qua đêm thật ngon.



Trong gạo có một loại vi khuẩn tên là Bacillus Cereus. Vi khuẩn này xuất hiện trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa. Khi nấu chín gạo thành cơm, vi khuẩn này không bị tiêu diệt mà chuyển thành dạng bào tử - một cách “ngủ đông” – để tự bảo vệ. Nếu chúng ta ăn cơm khi vừa nấu chín dưới 6 tiếng thì bào tử này sẽ không gây hại nhưng nếu để cơm nguội trên 6 tiếng mà không có phương pháp bảo quản thích hợp, các vi khuẩn có trong cơm sẽ hoạt động trở lại và gây hại cho hệ tiêu hóa.



Bên cạnh đó, cơm là một dạng tinh bột và khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên (hâm nóng hoặc hấp hoặc chiên lại nhiều lần) sẽ biến thành dạng bột hồ - như keo dán thủ công, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”. Bạn sẽ thấy cơm nguội có xu hướng dẻo hơn, mềm hơn sau khi hâm nhưng thật ra, khi ăn vào thì phần cơm đã bị “hồ hóa” này sẽ đóng cứng lại và khó tiêu hơn bình thường rất nhiều.



=> Giải pháp là:



Nấu vừa đủ ăn và không nên hâm đi hâm lại nhiều lần đó các bạn.



Tuy nhiên trường hợp cơm dư để qua đêm là khó tránh khỏi



- Nếu nấu cơm bằng nồi cơm điện thì đừng quên sử dụng chế độ “giữ nhiệt” (ký hiệu là “warm” hoặc “hâm”)- giúp duy trì nhiệt độ trong nồi luôn ở mức 60 độ C tránh tình trạng hồ hóa tinh bột.



- Để cơm nguội ở nơi thoáng mát tránh thức ăn khác dính vào, nên đậy bằng rổ có độ hở, không nên đậy nắp quá kín.



- Cho cơm vào hộp kín và đặt vào ngăn mát tủ lạnh. Sáng hôm sau hâm cơm bằng lò vi sóng hoặc hấp lại là có thể dùng ngay.



- Nếu cơm đã để bên ngoài trên 6 tiếng hoặc bảo quản trong tủ lạnh hơn 24 tiếng thì không nên sử dụng. Không nên hâm, chiên hoặc làm nóng cơm quá 2 lần.



Hi vọng mẹo này hữu ích cho gia đình nhé.


(st).