Các mẹ đang chờ đón các bé Trâu cuối năm đâu nào!!! Năm nay vất vả thật ấy chứ, nhất là cái “cô Vy” làm mọi người cứ nháo nhào cả lên. Khổ thân các chị em đi sinh cứ ngày nào cũng thấp thỏm hỏi thăm tình hình bệnh viện, hỏi thăm kinh nghiệm các mẹ vừa vượt cạn trở về. Kinh nghiệm đi sinh của mỗi người sẽ khác nhau, mình thấy các mẹ trong diễn đàn cũng chia sẻ rất nhiều bí kíp hữu ích. Nhân đây mình cũng đóng góp thêm một vài thông tin, mong là với đôi dòng chia sẻ của mình, các mẹ sẽ an tâm hơn cho hành trình vượt cạn sắp tới nha. Hiểu tình hình và chuẩn bị hành trang tinh thần, hành trang đồ dùng tốt thì đâu cũng vào đó hết à!

  1. Nếu như mẹ lo lắng việc khám thai định kỳ tại bệnh viện vì sợ tiếp xúc nơi đông người

Không cần phải lo sợ quá đâu mẹ ơi. Thực ra bản thân mình ban đầu cũng từng lo như vậy nhưng giải bày hết cho BS nghe thì bác bảo “vớ vẩn quá, phải đi khám chứ” BS khuyên là nhiều người cứ tự tin sức khỏe mình tốt cho đến khi có chuyển biến bất chợt vào cuối thai kỳ khiến cả mẹ và  ekip sinh đều khốn đốn. Chuyện gì thì cũng cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng, đi sinh lại càng phải kĩ hơn nữa. Thăm khám sức khỏe cuối thai kỳ sẽ mẹ nắm được tình hình sức khỏe của bản thân và của bé, BS cũng dựa trên đó mà chọn cách thức sinh cho phù hợp, sinh thường hay mổ nè… Đến viện thì mẹ cứ tuân thủ nguyên tắc phòng dịch 5K bảo vệ sức khỏe mình là okila rồi. 

Lúc mình đi sinh, có một chị giường bên chia sẻ là chị ấy nhà xa bệnh viện lại còn trong giai đoạn giãn cách nên không đi thăm khám thường xuyên, kết quả là không theo dõi được sức khỏe của bé trong những tuần cuối thai kỳ. Chị ấy bảo sức khỏe bình thường nên ỷ lại, đến khoảng tuần thứ 36 thì bắt đầu co thắt nhiều hơn và mẹ đau dữ dội phải đến viện nay, kết quả là sinh non và phải nằm lại viện theo dõi dài ngày. Mình biết nhiều mẹ ngại đến việc tiếp xúc nhiều người lắm nhưng nên cố gắng giữ lịch khám thường xuyên, hoặc không thì mẹ có thể đặt lịch đến khám tại phòng khám riêng của BS (trường hợp BS đã nhận lịch khám tại nhà nhé).

  1. Nếu như mẹ lo lắng vì BV giới hạn người thân vào chăm sóc

Đảm bảo đây là vấn đề đang quan ngại nè. Lúc mình đi sinh trong đợt giãn cách, thậm chí phòng của mình còn có mẹ tự đi sinh 1 mình ấy. Cũng chỉ vì quy định không được thường xuyên ra vào viện (mỗi lần ra vào đều phải khai báo và làm test nhanh rất phức tạp) vậy nên 1 người đi theo chăm sóc mẹ sẽ gánh vác mọi việc luôn. Để tránh lúng túng cho cả mẹ và người thân (thường là các anh) mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ tất cả những gì cần dùng khi ở viện, tránh mang theo lùm đùm quá nhiều thứ rồi đến lúc cần mình bỗng lúng túng không biết phải kiếm ở đâu, dùng thế nào. Thêm nữa, các mẹ biết không, có một khả năng chúng ta không thể bỏ qua chính là quy định chuyển giường nằm trong thời gian lưu trú tại BV (tùy theo sắp xếp của khu vực chăm sóc và khối lượng giường bệnh). Cũng vì ba nhiêu là lý do như vậy mà hành lý đi sinh càng phải gọn gàng, khoa học. Kinh nghiệm đây luôn cho các mẹ tham khảo. Mẹ nào là bà chúa sưu tầm, nữ hoàng gom sỉ thì cứ trên tinh thần bỏ bớt đồ dùng ở nhà đi nha, chỉ mang theo 2 nhóm đồ thiết yếu như sau thôi: nhóm đồ dùng 1 lần và đồ tái sử dụng. 

Các nhóm đồ tái sử dụng mẹ chỉ cần mang theo đủ dùng thôi, hạn chế tùy hứng quá lại mang đi rồi không dùng đến thì lại vác về nhà, như vậy thì chẳng khác nào mình đẻ ra thêm việc cho mình làm vì mẹ biết đó, đồ dùng mang về từ BV phải được vệ sinh sạch sẽ (vd như quần áo, khăn quấn, bình sữa, vớ hoặc găng tay.v.v..). Mình thấy có mẹ đi sinh còn mang theo cả cái chăn to…đừng nha, mình có phải dọn nhà đâu mà mang theo lắm thế! Riêng nhóm đồ sử dụng 1 lần bao gồm các sản phẩm vệ sinh cần thiết cho mẹ và bé cũng do chắc chắn sẽ dùng nhiều trong suốt quá trình sau sinh lưu trú tại BV nên mẹ chú ý sắm đủ nhé, ví dụ như tã dán, BVS của mẹ, tã dán sơ sinh, khăn giấy khô, khăn giấy ướt.v.v.. 

Một bí kíp hay gọn nhẹ vô cùng, nói ra chắc nhiều mẹ mình sẽ biết liền, đó là combo đi sinh của Bobby. Trong túi đồ này có sẵn các sản phẩm chăm lo cho vấn đề vệ sinh của mẹ và bé trong thời gian lưu trú tại BV: 1 gói miếng lót sơ sinh, 1 gói tã dán sơ sinh, miếng lót thấm sữa, 1 gói BVS Mama cho mẹ, 1 gói tã Caryn cho mẹ, 1 chiếc khẩu trang. Bấy nhiêu đủ cho mẹ dùng trong khoảng 4 ngày. Túi đi sinh không chỉ xinh xắn mà còn rất chắc chắn, mẹ có thể cho thêm vào túi vài chai nước khử khuẩn, 1 sấp khẩu trang, 1 cái mặt nạ chống giọt bắn, vớ và găng tay. Mình cũng nhét theo từng đó thứ và vẫn thấy rộng rãi, thậm chí đủ để mình bỏ vào 1 bìa giấy tờ tùy thân luôn. Lúc trước khi sinh, mình mua combo này ngay tại cửa hàng, bây giờ mình thấy ship hàng cũng nhanh chóng rồi nên các mẹ cứ order để có thêm nhiều ưu đãi nha. Các mẹ có thể tham khảo ở link này nha: , cứ ngồi nhà thư giãn có người mang hàng đến luôn, khỏi chen lấy đi mua. Các mẹ có công nhận không, hành lý đi sinh gọn gàng thì trông chúng ta sẽ càng chuyên nghiệp hơn không =]] 

hình ảnh

  1. Nếu mẹ lo lắng hành lý đi sinh cồng kềnh

Lo lắng cũng đúng thôi nè. Tùy theo tần suất xì xoẹt của trẻ mà rất có thể 2 gói miếng lót và tã dán dùng chóng vánh trong 2 ngày là hết, hoặc cũng có thể do mẹ chưa quen dùng, chưa quen nhịp sinh hoạt “bắn tỉa” của con nên dùng tã phí phạm, dẫn đến việc hết veo trong chỉ mới mấy ngày đầu. Mang theo vài gói tã mà cũng sợ cồng kềnh thì mình cứ chọn loại nào mỏng nhẹ í, gợi ý như Bobby loại lõi mỏng 3mm mới nè. Mình cũng mới khám phá ra tã này đợt sinh con thôi. May mắn vừa lúc các bà mẹ lo sốt vó đi sinh không biết chuẩn bị sao cho gọn gàng thì có luôn 1 loại tã mới gọn mỏng chỉ 3mm. Theo mình so sánh thấy thì 1 sấp 5 miếng tã dán Bobby mới này chỉ mỏng bằng một nửa sấp 5 miếng tã cũ thôi. Một miếng tã hiện nay nhìn bằng mắt thấy mỏng khoảng độ ½ miếng tã bình thường, vậy nên mẹ hình dung là nó mỏng ấn tượng thế nào rồi. Thứ nhất, tã mỏng hơn thì mẹ nhét thêm 1 gói hay nửa gói tã mang theo đến viện cũng không thành vấn đề, không hề choáng chỗ. Thứ hai là lợi ích khi trẻ sơ sinh mặc tã. 

Tã Bobby thì rất mềm mại. Mình theo dõi một số BS chia sẻ clip dạy tiền sản cũng hay thường dùng tã dán sơ sinh Bobby để làm minh họa dạy các bố mẹ cách thay tã cho con. Nhiều mẹ cũng từng review độ mềm mại của tã Bobby ó bề mặt bằng cotton và bổ sung Vitamin E (chống hăm) trong các group rồi. Nên nói về tã dán sơ sinh mềm mại thì bạn này cũng hàng top đấy. Và tã Bobby cũng được các mẹ “cưng chiều” chọn cho con vì khả năng thấm hút tốt. Chọn một chiếc tã thấm hút tốt đối với mẹ bỉm như bắt được vàng vậy. Mẹ mới sinh con lần đầu chọn tã không tốt thì dễ phải thức đêm thức hôm, đầu bù tóc rối lau dọn chiến trường cho con lắm. Nói ra cái tên mà thấy các mẹ nườm nượp khen thì phải chốt đơn luôn các chị ơi!

C:\Users\mai-builechi\AppData\Local\Microsoft\Windows\INetCache\Content.Word\1637077155757.jpg

  1. Nếu như mẹ lo lắng về nguy cơ không thể sinh ở bệnh viện mà mình đã nhắm đến trước đó (bệnh viện gần nhà hoặc nơi mẹ thăm khám thường xuyên)

Sàn nào cũng nhảy được hết, cứ yên tâm các chị ơi! Hiện nay thì mình nghĩ các BV cũng không còn quá tải như thời gian giãn cách, tuy nhiên nếu mà nói đã đi vào hoạt động 100% công suất thì vẫn chưa vì 1 số BV vẫn còn đang tách một khu chăm sóc chuyên biệt cho các mẹ nhiễm Covid-19. Cũng chính vì vậy trong mùa này, các BV quy định thời gian lưu trú tại viện của mẹ cũng giảm từ 7 hoặc 10 ngày xuống chỉ tầm 3-4 ngày thôi, mục đích để giảm gánh nặng lên cơ sở y tế. Nếu chẳng may mẹ không thể đến viện mà mình đã nhắm trước đó thì cũng đừng quá lo lắng nha. Việc thăm khám thường xuyên để theo dõi tình hình của bản thân thật tốt cũng chính là cách giúp các mẹ chủ động ứng phó với bất kỳ tình hình nào xảy ra bất chợt. Vừa thấy dấu hiệu chuyển dạ là xách ngay hành lý lên đường. À, mẹ có thể chú ý các dấu hiệu chuyển dạ sau đây xuất hiện ở tầm 2 tuần cuối thai kỳ, tùy mẹ sẽ có những biểu hiện khác nhau nhưng theo kinh nghiệm bản thân thì mình đúc kết như sau nè: 

  • Những cơn co thắt ở tử cung xuất hiện nhiều hơn cách ngày dự sinh 1 – 2 tuần. Bụng mẹ thường cứng lên và đau quặn thắt như thể các cơ trong bụng đang siết chặt. Các cơn co thắt không giảm hay biến mất dù mẹ có thay đổi tư thế. Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân. Tần suất co thắt ngày càng liên tục và đều đặn hơn, cách nhau khoảng 5-7 phút.
  • Mẹ bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn. 
  • Mẹ đi tiểu thường xuyên hơn (thậm chí tiêu chảy nhiều hơn)
  • Mẹ cảm thấy bụng bầu trì nặng xuống hơn trước (phần ngực của mẹ không chạm đến đỉnh bụng bầu nữa)

Đi du lịch còn cần chia sẻ kinh nghiệm nữa chứ huống gì đi sinh phải hong nè, mong là những thắc mắc của các mẹ phần nào có trong mớ thông tin mình chia sẻ ở trên nha. Chúc các chị em mình vuông tròn mùa sinh, hoành tráng mùa cuối năm nha!!