KHÁM PHÁ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG ĐƠN GIẢN




Phụ nữ hiện đại luôn chăm sóc gia đình và chu toàn công việc xã hội. Thế nhưng, công việc tất bật và bữa ăn vội vàng hằng ngày thiếu calci và vitamin D khiến phụ nữ có nguy cơ loãng xương và gãy xương.



Với thông điệp của chương trình "KHÁM PHÁ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG ĐƠN GIẢN", DAVITA BONE đồng hành cùng với webtretho tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 về kiến thức chăm sóc khung xương cho người phụ nữ.



Chương trình sẽ bắt đầu từ 9h – 12h ngày 18/09/2013. Mọi người vui lòng đặt câu hỏi bằng cách gửi mail về @gmail.com ">tuvan.davitabone@gmail.com hoặc comment ngay dưới đây. Các câu hỏi trả lời sẽ được cập nhật liên tục



Sau đây là nội dung các câu hỏi của người tham gia và phần trả lời của BS Hồ Phạm Thục Lan trong chương trình:



- Chào Bác sĩ, mẹ em năm nay 60t, bà còn rất khỏe mạnh, da rất hồng hào, đi đứng vẫn rất tốt, nhưng đợt đi khám thì lại có kết quả loãng xương và lượng đường trong máu hơi cao. Em đang không biết như thế nào để tốt cho mẹ nữa? Mong nhận được lời khuyên từ bác sỹ Thục Lan và chương trình.


Chị Thanh Lam ( Cầu Giấy – Hà Nội)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 : Để nâng cao sức khỏe của xương và phòng ngừa loãng xương, cần chú ý tăng cường lượng thức ăn hàng ngày bằng những thực phẩm giàu calcium , như sữa và chế phẩm của sữa, tôm, cua, tép (nhất là tôm, cua đồng), ốc, lòng đỏ trứng, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, rau ngót, đậu nành, vừng…Đối với những người không thể hấp thu được sữa do thiếu men lactasae, có thể dùng các chế phẩm của sữa chứa ít lactose hơn như bơ, yogurt, đồng thời kèm với các thực phẩm giàu calcium khác như rau xanh, đậu nành. Nếu không ăn đủ calci trong chế độ ăn, cần bổ sung viên calci.



Thân mến, Bác sỹ Thục Lan



- Chào BS Thục Lan, lúc mang thai, em 25 tuổi, đến tháng cuối thai kỳ thì em thấy xương mình như yếu dần đi. Có phải khi mang thai lượng canxi mất đi nhiều nên có biểu hiện như vậy?


Năm nay em 28 tuổi, vừa rồi tình cờ em có đo thì được biết mình bị loãng xương nhẹ.


BS cho hỏi là: độ tuổi nào thì cần bổ sung canxi để phòng ngừa loãng xương tốt nhất ạ?


Xin cảm ơn.


Chị Ngọc Linh ( Tp HCM)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Giai đoạn có thai cũng là lúc cơ thể người mẹ cần calci nhiều hơn bình thường (khoảng 1500mg/ngày) để dùng cho cả mẹ lẫn bào thai.. Nếu bổ sung thiếu, thai nhi sẽ phải hấp thụ calci từ xương của người mẹ, điều này sẽ làm cho xương của mẹ trở nên suy yếu. Ở độ tuổi 31 rất khó để em có thể bị loãng xương như đã phân tích ở các câu trả lời trên. Việc bổ sung calci và vitamin D cần được chú trọng ngay từ lúc còn là bào thai để có được những đứa con khỏe mạnh, rắn chắc có thể tránh được chứng bệnh loãng xương trong tương lai, đồng thời bổ sung calci để phòng ngừa loãng xương cũng cần được chú ý ngay từ lúc trẻ và ở lứa tuổi trưởng thành để đạt mức độ đỉnh tối đa của mật độ xương, cũng như ở người lớn tuổi để tránh bị mất xương.



Thân mến, Bác sỹ Thục Lan



- Chào BS,


Em vừa sinh bé được 2 tháng. Mọi công việc trong nhà em không phải làm nhiều nhưng dạo gần đây em thấy hay bị đau nhức toàn thân nhất là phần vai và lưng, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần rất nhiều. Mọi người bảo em bị loãng xương sinh lý nên em đang rất lo. Mong nhận được lời khuyên từ bác sỹ.


Em xin cảm ơn.


Chị Phương Uyên ( Hải DƯơng)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Trước tiên cần làm rõ một số suy nghĩ chưa chính xác của em như loãng xương là bệnh thầm lặng không triêu chứng nên sau khi sinh em hay cảm thấy đau vai & lung, cơ thể mệt mỏi đều không phải là dấu hiệu loãng xương mà chỉ có thể là tình trạng mỏi cơ, suy nhược sau sanh. Hơn nữa, ở độ tuổi trẻ thì rất khó để em có thể bị loãng xương. Để khắc phục tình trạng trên em cần duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ,nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Trong dinh dưỡng, nên chú trọng đến các thành tố có ích cho sức khoẻ xương là calci và vitamin D.



Thân mến, Bác sỹ Thục Lan



- Chào bác sĩ,


Năm nay em chỉ mới 25 tuổi nhưng hơi nhỏ con. Nhiều người bảo người nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương càng cao. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.


Em xin cảm ơn.


Chị Thanh Trúc ( Đồng Nai)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Người nhỏ con hay gầy (BMI < 18,5kg/m2) thường có mật độ xương thấp làm tăng nguy cơ bị loãng xương.



Thân mến, Bác sỹ Thục Lan



- Em gái mình mắc bệnh loãng xương khi mới 24 tuổi. Điều này làm cả nhà mình ngạc nhiên vì mọi người nghĩ loãng xương chỉ dành cho những người cao tuổi. Cả gia đình không biết phải làm sao vì trong nhà không ai bị loãng xương cả, mong nhận được lời khuyên từ Bác sỹ.


Chị Bùi Nguyệt ( Ninh Thuận)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Chúng ta biết rằng trong đời người, mật độ xương biến đổi theo độ tuổi. Ở độ tuổi vị thành niên, mật độ xương tăng rất nhanh, đạt mức độ cao nhất ở vào khoảng 20-30 tuổi. Sau một thời gian quân bình, mật độ xương bắt đầu giảm từ tuổi sau mãn kinh hay trên 50 tuổi ở nam giới. Do vậy ở độ tuổi 22 thì rất khó để em có thể bị loãng xương mà chỉ là chưa đạt được mật độ xương đỉnh. Nếu do em ăn uống không đủ nhu cầu calci trong giai đoạn trưởng thành thì khối lượng mật độ xương đỉnh sẽ thấp, và nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành giảm 10% sẽ tăng 50% nguy cơ gãy xương do LX trong suốt cuộc đời. Do đó để phòng ngừa loãng xương hiệu quả, cần duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để đạt mức độ đỉnh tối đa của mật độ xương ngay từ lúc trẻ.



Thân mến, Bác sỹ Thục Lan


- Tôi nghe nói, để phòng ngừa bệnh loãng xương nên uống bổ sung vitamin D3 mỗi ngày, điều này có đúng không, có nên uống lâu dài để phòng loãng xương không?


Chị Thanh Thảo (Buôn Mê Thuột)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 : Vitamin D3 là một thành tố quan trọng trong việc phòng ngừa loãng xương do Vitamin D3 giúp hấp thu Calci bảo vệ sức khoẻ xương. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, việc bổ sung Calci và Vitamin D3 là vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa loãng xương.


Nhu cầu Vitamin D3 mỗi ngày có thể dễ dàng có được bằng cách phơi nắng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với một số nhóm người có nguy cơ cao như sau thì cẩn bổ sung Vitamin D3 hàng ngày:


Ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời do thói quen tránh nắng.


Người lớn tuổi khả năng hấp thu Vitamin D3 kém


Người suy thận, suy gan hoặc mắc hội chứng kém hấp thu.



- Phụ nữ thì chẳng bao giờ thích nắng cả, nhưng không phơi nắng thì khó có thể tổng hợp vitamin D cho cơ thể để phòng ngừa loãng xương, bác sỹ cho lời khuyên nên phơi nắng thời gian nào tốt mà không ảnh hưởng đến vẻ đẹp của da, hoặc có cách nào khác ngoài phơi nắng không?


Chị Thanh Vân ( Hà Nội).



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Theo nghiên cứu do đặc thù thời tiết của vùng miền nên phụ nữ miền Bắc thường thiếu vitamin D cao hơn phụ nữ miền Nam. Do đó việc bổ sung Vitamin D là rất quan trọng dành cho bạn để phòng ngừa loãng xương


Vitamin D là thành tố quan trọng, theo khuyến cáo của các tổ chứ Y Tế thì nhu cầu cần cho phụ nữ là 800IU/ ngày. Theo cách thông thường thì cần phải phơi nắng trong khoảng 10-15ph/ ngày là tốt nhất cho cơ thể


Tuy nhiên theo nguyên cứu của Khoa Cơ Xương Khớp – BV Nhân Dân 115 thì đa số phụ nữ rất ngại tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến làn da như nám da, đen da,….Để khắc phục vấn đề trên thì bạn có thể phơi nắng vào lúc khoảng thời gian 7-8h sáng để cơ thể tổng hợp Vitamin D từ ánh nắng mặt trời, tuy nhiên da bạn vẫn có thể gặp một số tác động không mong muốn


Vì thế cách tốt nhất vừa bổ sung Vitamin D và bảo vệ làn da cho bạn là bổ sung Vitamin D theo đường dược phẩm để phòng ngừa loãng xương.



- Mẹ tôi năm nay 65 tuổi, đang uống thuốc điều trị loãng xương bằng viên nén. BS nói phải uống với nhiều nước, nếu không thuốc bị dính vào thực quản gây loét mà mẹ tôi rất sợ nuốt thuốc viên, thường hay bị sặc ra. Vậy tôi phải làm cách nào?


Chị Thuy Thủy ( quận 3 Tp HCM)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Thuốc thường được sử dụng phổ biến và hiệu quả trong điều trị loãng xương hiện nay là nhóm thuốc Bisphosphonate, gồm có hai dạng uống và chích. Tuy nhiên, dạng uống có thể gây tác dụng phụ ở đường tiêu hoá như kích thích, viêm thực quản trào ngược… Với những bệnh nhân bị tác dụng phụ trên thì có thể chuyển từ dạng uống sang dạng chích. Ở Việt Nam hiện nay có thuốc Bisphosphonate dạng Zoledronate truyền theo đường tĩnh mạch mỗi năm một lần. Bạn nên tìm hiểu thêm về giải pháp này.



- Tôi năm nay gần 50 tuổi, tôi đi đo loãng xương được biết mật độ xương tôi thấp. Vậy, tôi có phải dùng thuốc gì để điều trị loãng xương?


Chị Thu Trang (Biên Hòa – Đồng Nai)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Do câu hỏi của chị chưa cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết nên chúng tôi chưa thể tư vấn cụ thể đến chị được


Để chúng tôi có thể tư vấn rõ ràng hơn, chị vui lòng cung cấp thêm một số thông tin như sau :


- Chị đã trong giai đoạn mãn kinh hay chưa ?


- Chỉ số T-score và mật độ xương ( BMD ) khi chị đo loãng xương là bao nhiêu ?


- Chị có các yếu tố nguy cơ của loãng xương hay không ( như vóc dáng nhỏ, đã từng bị gãy xương,…) ?


Để có thêm thông tin chi tiết chị có thể truy cập website : www.phongkhamdichvucoxuongkhop.com thuộc khoa Cơ Xương Khớp – BV 115 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn cụ thể



- Tôi nghe nói hiện nay có loại thuốc viên sủi bọt, dễ uống rất tốt đối với chứng loãng xương. Vậy đó là thuốc gì, có hiệu quả không, dễ sử dụng không và có mắc tiền quá không?


Chị Hà Phương, (Tân An – Long An)



- Xin Bác sỹ Thục Lan cho tôi biết về một vài loại thuốc điều trị loãng xương hiện có trên thị trường. Theo bác sĩ thì loại thuốc nào tốt và ít tác dụng phụ? Cám ơn Bác sỹ.


Chị Thúy Kiều (Gia Lai)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 : Trên thị trường Việt Nam hiện tại có rất nhiều loại thuốc điều trị loãng xương, tuy nhiên phổ biến và hiệu quả nhóm thuốc Bisphosphonate gồm có hai dạng uống (Aledronate) và chích (Zoledronate).


Ngoài ra khi có chống chỉ định của hai loại thuốc trên có thể sử dụng một số loạt thuốc thay thế khác: Raloxifene, Strontium Ranelrte, Hormon thay thế.


Tuy nhiên để có thể lựa chọn được một loạt thuốc phù hợp nhất thì người bệnh cần đến một trung tâm về cơ xương khớp để chẩn đoán và theo dõi điều trị như khoa Cơ xương khớp bệnh viện 115.



- Tôi nghe nói bước vào tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, người phụ nữ thường gặp nguy cơ gãy xương do loãng xương. Vậy, người phụ nữ giai đoạn này cần làm gì để ngăn ngừa loãng xương?


Chị Thảo Trang (Phú Yên)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :


Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới ( WHO ) để phòng ngừa loãng xương thì chị cần phải :


- Bổ sung vitamin D và Calci mỗi ngày với hàm lượng đủ


- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên


- Hạn chế các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá,…



- Em muốn bổ sung canxi nhưng không biết bằng cách nào? Và bổ sung bao nhiêu/1 năm thì đủ? (vì em bị sỏi mật). Xin cảm ơn bác sĩ.


Chị Bích Liên ( Cà Mau)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 : Theo cách thông thường thì việc bổ sung Calci qua thực phẩm như tôm, tép, rau xanh,.. sẽ được ưu tiên hàng đầu


Tuy nhiên theo nghiên cứu của Khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện nhân dân 115 và tổ chức Y Tế Thế Giới ( WHO ) thì thức ăn mỗi ngày chỉ cung cấp từ 400- 600mg Calci/ ngày. Chỉ bằng 50% nhu cầu Calci cho cơ thể. Vì thế bạn nên bổ sung thêm Calci mỗi ngày bằng viên sủi có chứa Calci và Vitamin D


Cũng xin nói thêm, chuyển hóa Calci không liên quan đến hình thành sỏi mật nên việc cung cấp Calci mỗi ngày nên bạn có thể yên tâm bổ sung Calci để phòng ngừa loãng xương.



- Xin hỏi BS Thục Lan khi lớn tuổi có nhất thiết phải uống sữa có canxi mới chống được bệnh loãng xương hay không? Còn phương pháp phòng ngừa loãng xương nào khác ngoài uống sữa hay không? Do tôi không thể dùng được sữa!


Chị Thùy Dương ( Hà Nam)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Hiện nay có rất nhiều phụ nữ không thể uống được sữa để phòng ngừa loãng xương do nhiều nguyên nhân. Vì thế chị có thể dùng Calci và Vitamin D bằng đường dược phẩm để giúp phòng ngừa loãng xương


Trên thị trường hiện tại có viên sủi có chứa Calci và Vitamin D có vị cam dể uống giúp phòng ngừa chị có thể tìm mua ở các nhà thuốc.



- Xin hỏi để đề phòng chống bệnh loãng xương, chúng ta cần có chế độ ăn uống ra sao? Xin cảm ơn


Thái Liên ( Bình Thuận)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Để phòng ngừa bệnh loãng xương bạn cần cung cấp Calci cho cơ thể là từ 1.000 – 1.200mg và Vitamin D là 400IU mỗi ngày.


- Theo nghiên cứu thì bữa ăn hàng ngày chỉ cung cấp 50% nhu cầu Calci cho cơ thể. Vì thế bạn nên dùng thêm những loại dược phẩm có chứa hàm lượng Vitamin D và Calci đủ để phòng ngừa loãng xương


- Hiện nay trên thị trường có viên sủi có chứa 600mg Calci và 400IU Vitamin D có vị cam dể uống giúp phòng ngừa loãng xương với tên gọi là Davita Bone chị có thể tìm mua ở các nhà thuốc



- Tôi bị dị ứng với cua, tôm,... nói chung là hải sản và cũng không uống sữa vì dễ bị đường ruột. Vậy tôi cần làm gì để phòng ngừa loãng xương về sau?


Thanh Mai ( Bình Phước)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 : Để phòng ngừa bệnh loãng xương bạn cần cung cấp Calci cho cơ thể là từ 1.000 – 1.200mg và Vitamin D là 400IU mỗi ngày.


Theo nghiên cứu thì bữa ăn hàng ngày chỉ cung cấp 50% nhu cầu Calci cho cơ thể. Bên cạnh đó có rất nhiều phụ nữ không thể uống được sữa để phòng ngừa loãng xương do nhiều nguyên nhân. Vì thế chị có thể dùng Calci và Vitamin D bằng đường dược phẩm để giúp phòng ngừa loãng xương


Hiện nay trên thị trường có viên sủi có chứa 600mg Calci và 400IU Vitamin D có vị cam dể uống giúp phòng ngừa loãng xương với tên gọi là Davita Bone chị có thể tìm mua ở các nhà thuốc.



- Mẹ em điều trị bệnh loãng xương đã lâu nhưng thấy vẫn chưa khỏi. Làm sao để biết mình điều trị bệnh có kết quả thưa bác sĩ. Xin BS Lan cho biết, cảm ơn.


Nguyễn Hòa ( Nha Trang)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Cám ơn bạn đã trao đổi cùng chúng tôi, tuy nhiên loãng xương là bệnh âm thầm không triệu chứng , do đó ngay cả khi điều trị cũng không thấy được sự thay đổi hay không. Vì vậy cần có vai trò của người thầy thuốc trong việc theo dõi điều trị và đánh giá qua phân tích kết quả đo mật độ xương định kỳ (mỗi 1-2 năm).



- Tôi thường bị đau lưng chạy dài xuống đùi, khom lên xuống rất đau. Tôi đã 40 tuổi, có phải tôi bị loãng xương không? điều trị như thế nào? Xin lời khuyên từ bác sỹ Thục Lan!


Chị Lan Anh ( Thanh Hóa)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Nếu chị 40 và chưa bị mãn kinh thì chưa có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tuy nhiên chị nên phòng ngừa ngay từ bây giờ để có một khung xương chắc khoẻ bằng cách bổ sung đủ nhu cầu Calci và Vitamin D3 hàng ngày. Theo các triệu chứng chị mô tả thì khả năng chị bị thoái hoá cột sống và chén ép dây thần kinh toạ. Chị cần tới đơn vị y tế chuyên khoa cơ xương khớp để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh của mình.



- Nhờ bác sĩ Lan cho biết những thực phẩm nào có hại cho xương, và dễ ảnh hưởng gây bệnh loãng xương. Uống bia nhiều có ảnh hưởng đến bệnh loãng xương không ạ. Xin cảm ơn BS.


Chị Bích Phượng ( Cái Bè - Tiền Giang)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 : Một số thực phẩm cản trợ sự hấp thu của Calci như rượu bia, thuốc là, nước ngọt có ga, café,…


Nên để tránh nguy cơ loãng xương ngoài việc bổ sung Calci và Vitamin D mỗi ngày thì bạn hãy tránh những thực phẩm trên nhé.



- Chào bác sỹ: Tôi là nhân viên công ty xuất nhập khẩu đã 20 năm tại Vũng Tàu, công việc bộn bề nên tôi phải ngồi 1 chỗ đến 12tiếng/ngày, lưng tôi nhiều lúc ê ẩm, đến tối tôi không tài nào ngủ ngon giấc được. Triệu chứng này có phải là loãng xương không?


Trang Thảo (Vũng Tàu)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 : Loãng xương là bệnh âm thầm không có triệu chứng vì vậy với những biểu hiện trên thì lưu ý điến tình trạng mỏi cơ có thể khắc phục bằng cách vận động, tập thể dục hàng ngày.



- Gửi bác sỹ Thục Lan


Tôi năm nay 40 tuổi, hai tay của tôi dạo thời gian gần đây hay đau buốt và có cảm giác tê cứng tay không cử động được, không biết đó có phải là triệu chứng của bệnh loãng xương không?


Mong nhận được lời khuyên từ bác sỹ.


Nguyệt Thúy ( Đồng Nai)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Với các triệu chứng mà chị mộ tả như trên thì cũng có khả năng bị thiếu calci nhưng nguy cơ mắc các bệnh khác cao hơn như hội chứng ống cổ tay, thoái hoá cột sống, chèn ép rễ thần kinh. Vì vậy bạn cần đến một trung tâm y tế về cơ xương khớp để theo dõi và điều trị.



- Bác sĩ có thể tư vấn một loại khác không phải là thuốc mà tác dụng tương đương vì tôi rất lo ngại tác dụng phụ của thuốc.


Xin cảm ơn bác sĩ!


Ms. Vu Thi Minh Hanh



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Ở người lớn tuổi thì nhu cầu calci cao hơn do đó cần chú trọng đến vấn đề bổ sung calci mỗi ngày. Để tránh các tác dụng phụ như đầy hơi, khó tiêu có thể sử dụng Calci Citrate chia làm nhiều lần uống trong một ngày sau bữa ăn và uống với nhiều nước.



- Chào Bác sĩ,


Em có 1 số thắc mắc sau: độ tuổi nào cần kiểm tra và khám loãng xương? Khám loãng xương ở TP.HCM tại bệnh viện nào? Khám định kỳ mấy lần trong 1 năm? Những thức ăn, thức uống hằng ngày nào vừa có lợi cho việc phòng ngừa loãng xương, vừa cung cấp thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể?


Mong bác sĩ giải đáp sớm, em xin cảm ơn.


Chị Thanh Huệ (Vũng Tàu)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Độ tuổi cần kiểm tra và khám loãng xương là nữ trên 65 tuổi và nam trên 70 tuổi. Tuy nhiên, nữ sau mãn kinh và nam trên 50 tuổi có một trong những yếu tố nguy cơ sau đây cũng cần xét nghiệm MĐX:


• giảm chiều cao (so với độ tuổi 20-30);


• cân nặng dưới 40 kg, hay giảm trọng lượng quá nhanh trong thời gian gần đây;


• yếu cơ và hay bị té ngã;


• thiếu estrogen (kích thích tố nữ, giảm sau khi mãn kinh) hay thiếu androgen (nam);


• thiếu calci;


• sử dụng bia rượu thái quá;


• có tiền sử gãy xương (bản thân hoặc gia đình);


• tịền sử sử dụng corticoid kéo dài;


• bệnh viêm khớp


• suy yếu thị lực.


Có thể khám định kỳ và đo MĐX 2 năm một lần. Trong một số trường hợp cụ thể (chẳng hạn khi nguy cơ mất xương cao, sử dụng glucocorticoid kéo dài) khoảng cách đo có thể ngắn hơn (1 năm/ lần).


Những thức ăn, thức uống hằng ngày vừa có lợi cho việc phòng ngừa loãng xương, vừa cung cấp thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thểnhư sữa và các chế phẩm từ sữa, sữa đậu nành hoặc rau cải xanh (kể cả rau muống), xúp-lơ xanh (broccoli), cải bó xôi, và hải sản .Tất cả các nguồn này đều có thể cung cấp một lượng calci cần thiết tối thiểu.Riêng đối với vitamin D cần chú ý đến vấn đề phơi nắng.



- Em gái mình mắc bệnh loãng xương khi mới 22 tuổi. Điều này làm cả nhà mình ngạc nhiên vì mọi người nghĩ loãng xương chỉ dành cho những người cao tuổi. Cả gia đình không biết phải làm sao vì trong nhà không ai bị loãng xương cả, mong nhận được lời khuyên từ Bác sỹ.


Chị Bùi Nguyệt ( Ninh Thuận)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Chúng ta biết rằng trong đời người, mật độ xương biến đổi theo độ tuổi. Ở độ tuổi vị thành niên, mật độ xương tăng rất nhanh, đạt mức độ cao nhất ở vào khoảng 20-30 tuổi.Sau một thời gian quân bình, mật độ xương bắt đầu giảm từ tuổi sau mãn kinh hay trên 50 tuổi ở nam giới. Do vậyở độ tuổi 22 thì rất khó để em có thể bị loãng xương mà chỉ là chưa đạt được mật độ xương đỉnh.Nếu do em ăn uống không đủ nhu cầu calci trong giai đoạn trưởng thành thì khối lượng mật độ xương đỉnh sẽ thấp, và nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành giảm 10% sẽ tăng 50% nguy cơ gãy xương do LX trong suốt cuộc đời. Do đó để phòng ngừa loãng xương hiệu quả, cần duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để đạt mức độ đỉnh tối đa của mật độ xương ngay từ lúc trẻ.



- Chào Bác sỹ. Em 28 tuổi, mới có 1 bé 15 tháng tuổi.


Cách đây không lâu, em đi khám sức khỏe thì được biết kết quả là Loãng xương, xương thưa.


Ngoài ra sau khi sinh em còn hay cảm thấy đau lưng (sau khi bế con lâu lâu trong ngày) hoặc ngồi làm việc lâu, thấy mỏi vai, mỏi gáy. Ngoài ra em muốn hỏi thêm là:


Liệu Mẹ loãng xương thì con có thể bị theo không (vi giai đoạn 4 tháng đầu con bú hoàn toàn sữa mẹ) Em rất mong nhận được phản hồi của bác sỹ a.


Chị Mỹ Hạnh ( Nam Định)



- Bác sỹ Hồ Phạm Thục Lan, trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện 115 :Trước tiên cần làm rõ một số suy nghĩ chưa chính xác của em như loãng xương là bệnh thầm lặng không triêu chứng nên sau khi sinh em hay cảm thấy đau lưng (sau khi bế con lâu lâu trong ngày) hoặc ngồi làm việc lâu, thấy mỏi vai, mỏi gáy (mà trước khi sinh hầu như không mắc phải)đều không phải làdấu hiệu loãng xương mà chỉ có thể là tình trạng mỏi cơ. Hơn nữa, ở độ tuổi 28 thì rất khó để em có thể bị loãng xương, nhưng do mang thai và cho con bú em chỉ tăng nguy cơ bị thiếu calci.


Giai đoạn có thai cũng là lúc cơ thể bà mẹ cần calci nhiều hơn bình thường (khoảng 1500mg/ngày) để dùng cho cả mẹ lẫn bào thai. Em bé trong bụng mẹ rất cần calci để xây dựng xương và răng khỏe mạnh. Nếu bổ sung thiếu, thai nhi sẽ phải hấp thụ calci từ xương của người mẹ, điều này sẽ làm cho xương của mẹ trở nên suy yếu và răng dễ hỏng.Việc bổ sung calci và vitamin D cần được chú trọng ngay từ lúc còn là bào thai, do đó phụ nữ mang thai và cho con bú để có được những đứa con khỏe mạnh, rắn chắc có thể tránh được chứng bệnh loãng xương trong tương lai cần chú ý đến thức ăn có nhiều caici (tôm, cá, trứng, sữa…) và cần tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời như phơi nắng khoảng 10-15 phút mỗi ngày để có đầy đủ vitamin D. Đơn giản hơn có thể bổ sung calci và vitamin D để bảo đảm lượng thu nhập tối thiểu cần thiết trong ngày bằng viên uống calci và vitamin D cho người mang thai hoặc cho con bú.


Gửi Davita Bone


Tôi năm nay đã 30 tuổi, hiện tại đang là nhân viên văn phòng, công việc khá bộn bề nên tôi không có nổi thời gian để chăm sóc bản thân, và tôi cũng nhận thấy một điều là tới độ tuổi của tôi hiện nay thì việc không bổ sung calci sẽ dẫn đến hậu quả loãng xương.


Tuy nhiên, nếu bổ sung calci không thì liệu có phòng ngừa được loãng xương hay không?


Mong nhận được hồi âm từ chương trình


Chị Thu Hà ( Bến Tre)


Để phòng ngừa loãng xương hiệu quả, các khuyến cáo đưa ra bao gồm:


1. Cung cấp đủ calcium và vitamin D.


2. Chế độ vận động, tập luyện cơ bắp đều đăn mỗi ngày


3. Tránh thuốc lá, rượu bia


Thân mến, Bác sỹ Thục Lan



Chào BTC và bác sỹ ạ


Em hiện là nhân viên văn phòng, 23 tuổi nhưng bị nguy cơ loãng xương do lúc nhỏ cơ thể em kém hấp thu calcium.


Xin bác sỹ cho lời khuyên.


Chị Thanh Tâm ( Tp HCM)


Giải pháp then chốt để phòng ngừa loãng xương hiệu quả là có chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ calci, vitamin D. Ngoài ra, một lối sống khỏe mạnh, năng vận động, thường xuyên hoạt động thể lực, hạn chế thuốc lá, cà phê, trà, rượu bia đã là những biện pháp thiết thực, có thể ngăn ngừa được nguy cơ loãng xương và giảm được hậu quả gãy xương. Luyện tập dựa vào trọng lượng và luyện tập sức cơ không chỉ phòng chống loãng xương mà còn có lợi cho sức khỏe nói chung. Tất cả các hình thức vận động như đi bộ, bơi lội, Tai–Chi,khiêu vũ, thể dục nhịp điệu và đánh quần vợt đều đem lại lợi ích đáng kể trong việc phòng ngừa loãng xương. Cần duy trì hoạt động thể lực ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần.


Thân mến,


Bác sỹ Thục Lan



Chào bác sĩ,


Em năm nay 30 tuổi, thời gian làm việc đã được 5 năm. Vì công việc đòi hỏi phải ngồi bàn nhiều nên dạo gân đây cơ thể em hay mệt mỏi, đau nhức khắp người. Đi khám thì được biết em bị loãng xương và được khuyên ăn uống hợp lý và thương xuyên tập thể dục để bổ sung calci. Với giới công sở như em thì việc ăn uống cũng như tập thể dục rất thất thường. Em mong muôn có phương pháp nào đáp ưng thời gian ngắn mà có thể bổ sung calci cho em không?


Mong bác sì cho lơi khuyên ạ, em xin chân thành cảm ơn.


Chị Phương Tâm ( Đà Lạt)



Không biết là em đi khám ở đâu và được chẩn đoán loãng xương dựa vào xét nghiệm nào, tuy nhiên ở độ tuổi 30 và không có yếu tố nguy cơ thì rất khó để em có thể bị loãng xương vì bệnh chỉ thường xuất hiện ở tuổi sau mãn kinh. Tuy nhiên để phòng ngừa loãng xương, em cần duy trì một chế độ ăn uống với khẩu phần thức ăn đầy đủ calci và vitamin D là một biện pháp an toàn, rẻ tiền và hiệu quả trong việc ngăn chặn quá trình mất chất khoáng trong xương. Có nhiều nguồn calci, như sữa và các chế phẩm từ sữa, sữa đậu nành hoặc rau cải xanh (kể cả rau muống), xúp-lơ xanh (broccoli), cải bó xôi, và hải sản . Tất cả các nguồn này đều có thể cung cấp một lượng calci cần thiết tối thiểu. Riêng đối với vitamin D cần chú ý đến vấn đề phơi nắng. Ngoài ra, c ần luyện tập thể dục thường xuyên, duy trì hoạt động thể lực ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần. Trong điều kiện không thể sắp xếp để có bữa ăn đầy đủ và em cần một phương pháp trong thời gian ngắn đáp ứng được nhu cầu bổ sung calci thì viên thuốc bổ sung calci và vitamin D có thể giúp em đạt được mong muốn.


Thân mến, Bác sỹ Thục Lan


Gửi Bác Sỹ Thục Lan


Tôi là một người được cho là có cơ địa tốt, xương tôi rất to.


Năm nay tôi đã 35 tuổi, hiện tại sức khỏe tôi rất tốt, không thấy đau nhức gì. Tuy nhiên, một lần đi khám tổng quát thì bác sỹ bảo tôi đang bị mất xương. Thực sự là lo lắng không biết phải làm sao, bổ sung viên calci thì rất sợ nóng người và ảnh hưởng đến gan. Mong nhận được lời khuyên của bác sỹ


Chị DIễm My ( Hải Phòng)


Ngoài các yếu tố cung cấp ở trên , b ạn cần trả lời thêm những câu hỏi sau. Nếu bạn trả lời “ Có “ ở bất cứ câu hỏi nào dưới đây thì bạn có nguy cơ bị loãng xương, nên đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kiểm tra mật độ xương


1. Cha hoặc mẹ bạn đã được chẩn đoán loãng xương hoặc bị gãy xương sau một lần ngã nhẹ ?


2. Cha hoặc mẹ bạn bị khòm, gù cột sống ?


3. Bạn đã bao giờ bị gãy xương sau một lần ngã nhẹ khi đã lớn ?


4. Chiều cao của bạn có bị giảm từ 3cm trở lên so với lúc 30 tuổi không ?


5. Bạn có chỉ số khối cơ thế ( BMI ) thấp hơn mức bình thường < 19kg/ m2 ?


6. Bạn có bao giờ sử dụng corticoids nhiều hơn 3 tháng liên tiếp để điều thị bệnh ?


7. Bạn đã được chẩn đoán bị viêm khớp dạng thấp hay viêm cột sống dính khớp ?


8. Bạn là người ít vận động ( dưới 30ph/ ngày và dưới 5 ngày/ tuần) ?


9. Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của bạn thường thiếu calci ?


10. Bạn ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ( dưới 10ph/ ngày ) hoặc không bổ sung vitamin D mỗi ngày


Thân mến, Bác sỹ Thục Lan



Chào Bác sĩ,


Bố mẹ em năm nay đều bước qua tuổi 50, 2 ông bà tập thể dục mỗi ngày nhưng nghe mọi người bảo như vậy vẫn có nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Mong bác sĩ có thể tư vấn cho em biết thêm về 1 số cách phòng ngừa bệnh loãng xương cho người cao tuổi.


Em xin cảm ơn bác sĩ.


Chị Bảo Châu (Đà Nẵng)



Người lớn tuổi cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực vừa phải để tránh bị mất xương. Trong dinh dưỡng, nên chú trọng đến thức ăn có nhiều calci và cần tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời để có đầy đủ vitamin D cho cơ thể. Có thể bổ sung calci và vitamin D bằng viên uống.


Bên cạnh đó, một lối sống khỏe mạnh, năng vận động, hạn chế thuốc lá, cà phê, rượu đã là những biện pháp thiết thực, có thể ngăn ngừa được nguy cơ loãng xương và giảm được hậu quả gãy xương.


Đối với người có tuổi, phòng ngừa té ngã là một vấn đề quan trọng, bởi vì 95% các trường hợp bị gãy cổ xương đùi là do té ngã. Ngoài ra, phải giải quyết vấn đề thị lực, cách sắp xếp đồ đạc trong nhà để tránh trượt hoặc vấp ngã, có nguy cơ gây gãy xương.


Thân mến, Bác sỹ Thục Lan



Chào bác sĩ,


Em đã đọc bài trong diễn đàn và được biết người bị sỏi thận cũng cần bổ sung đầy đủ lượng calci cần thiết. Cho em hỏi lượng calci cần thiết mỗi ngày của người bị sỏi thận như thế nào là hợp lý?


Nếu sử dụng sản phẩm Davita Bone đồng thời bổ sung calci bằng thực phẩm thì có cung cấp quá nhiều calci không ạ.


Em xin cảm ơn.


Chị Kim Sao (Hưng Yên)



Do đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng cần kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận, nhưng thật sự là không phải vậy. Quá trình hình thành sỏi thận rất phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ là do bị dư calci như tiền sử gia đình có người bị sỏi niệu (bệnh có yếu tố di truyền), thói quen nhịn tiểu (ít đi tiểu), uống ít nước, các bất thường ở đường niệu. Do vậy bệnh nhân sỏi niệu vẫn cần bổ sung calci với liều khuyến cáo không quá 1000-1200mg/ ngày.


Nghiên cứu của chúng tôi trên phụ nữ Việt nam sau mãn kinh cho thấy mức tiêu thụ calcium trung bình chỉ có 400-500mg/ngày, nên sử dụng sản phẩm Davita Bone với viên nén bổ sung calci 600mg/ngày là cung cấp vừa đủ nhu cầu calci.


Bác sỹ Thục Lan



Tôi có bị đau bao tử, nhưng đồng thời cũng bị loãng xương. Tôi nghe nói, uống thuốc loãng xương thường có tác dụng phụ cho bao tử. Vậy tôi phải điều trị, dùng thuốc như thế nào trong trường hợp này? Có thuốc nào ít có tác dụng phụ cho đường tiêu hóa không?


Chị Thái Tâm ( Tp HCM)


Loãng xương là bệnh mà đặc điểm chính là mật độ xương bị suy giảm đến mức nguy hiểm dẫn đến gãy xương. Hệ quả của loãng xương là gãy xương, và gãy xương làm tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi. Do đó, mục tiêu của điều trị loãng xương là tăng mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương, và giảm nguy cơ tử vong.


Xương là kết tinh của hai quá trình sinh học tạo xương và hủy xương. Do đó, các thuốc được phát triển dựa vào hai cơ chế này. Các thuốc chống loãng xương có thể chia làm hai nhóm: nhóm ức chế tế bào hủy xương và nhóm kích thích tế bào tạo xương.


Các thuốc trong nhóm ức chế tế bào hủy xương bao gồm bisphosphonates, thay thế hormone nữ (hormone replacement therapy, HRT), SERM, calcitonin, v.v… Các thuốc trong nhóm tăng tạo xương bao gồm strontium ranelate và hormone tuyến cận giáp (parathyroid hormone).


Hiện nay, bisphosphonante là lựa chọn đầu tay cho việc điều trị loãng xương và được sử dụng thông dụng nhất, bao gồm alendronate, residronate, ibandronate và zoledronate. Trong đó các thuốc bisphosphonate dạng uống (alendronate, residronate, ibandronate) có thể gây tác dụng phụ như kích thích đường tiêu hóa và tăng nguy cơ viêm thực quản trào ngược.


Trong trường hợp này, zoledronate truyền tĩnh mạch một lần cho một năm có thể là một lựa chọn thích hợp để khắc phục tác dụng phụ trên.


Bác sỹ Thục Lan



Tôi năm nay gần 40 tuổi, tôi đi đo loãng xương được biết mật độ xương tôi thấp. Vậy, tôi có phải dùng thuốc gì để điều trị loãng xương?


Chị Phương Chi ( Hà Nội)


Nguy cơ loãng xương và gãy xương biến đổi theo từng cá nhân. Do đó, không phải ai cũng cần được điều trị loãng xương. Vấn đề đặt ra là ai cần thiết được điều trị? chỉ định điều trị loãng xương theo hướng dẫn của Hội Loãng xương Hoa kỳ (NOF) bao gồm phụ nữ sau mãn kinh và nam trên 50 tuổi có một trong các yếu tố sau đây:


Gãy cổ xương đùi hoặc gãy đốt sống (Chẩn đoán dựa vào lâm sàng hoặc Xquang);


Kết quả đo mật độ xương bằng phương pháp DXA tai vị trí cổ xương đùi hoặc cột sống T-score