Tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của măng tây


Theo Đời sống & Pháp luật, măng tây chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật.


1. Điều hòa đường huyết


Măng tây giàu vitamin B, là một trong những thực phẩm hữu hiệu nhất trong việc điều hòa đường huyết của cơ thể.


2. Tăng cường hệ miễn dịch


Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng tây xanh có nhiều tác dụng hơn măng tây trắng. Măng tây xanh chứa hàm lượng kali, khoáng chất cao hơn, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.




3. Chữa lành vùng da bị tổn thương


Măng tây là một trong những thực phẩm giàu vitamin A nhất. Đây là loại vitamin quan trọng cho làn da khỏe, có tác dụng chữa lành vùng da bị tổn thương và giúp chống lại quá trình lão hóa da.


4. Tốt cho hệ tiêu hóa


Măng tây là thực phẩm vô cùng tốt cho hệ tiêu hóa bởi nó chứa hàm lượng vitamin C và chất xơ cao cũng như hàm lượng protein. Đây là thực phẩm rất tốt cho các vận động viên.


5. Chống ung thư


Măng tây chứa thành phần quan trọng là inulin. Loại carb này sẽ không được tiêu hóa cho đến khi nó đi vào ruột già và làm sạch đường ruột, qua đó, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.


Tác hại khi ăn nhiều măng tây


Sức khỏe & Đời sống cho biết, măng tây cũng gây ra một số tác dụng phụ ít nhiều cũng ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng:


1. Khô miệng


Thân cây măng tây là bài thuốc lợi tiểu tự nhiên rất có tác dụng. Tuy nhiên, bản chất của lợi tiểu là đi tiểu thường xuyên nên rất dễ xảy ra tình trạng mất nước. Nước trong cơ thể càng ít thì sự mất nước diễn ra càng nhanh. Nếu quá trình này diễn ra thường xuyên, bạn có thể bị khô miệng.


2. Cơ ruột có thể gặp trở ngại


Thân cây màu xanh tươi này là một nguồn chất xơ rất tiềm năng. 100g thân cây măng tây chứa 2,1% chất xơ, tương đương với 8% giá trị dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, nạp nhiều chất xơ vào cơ thể quá cũng không nên. Chất xơ giúp loại bỏ độ ẩm nên thường khó đi ngoài, do đó làm ảnh hưởng tới sự vận động của ruột non. Kết quả là bạn sẽ gặp một số vấn đề trong ruột, kèm theo táo bón và đau bụng.


3. Mùi hôi



Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của việc ăn măng tây. Măng tây chứa một chất chống oxy hóa mà thực chất chính là lưu huỳnh mỏ. Điều đáng nói là lưu huỳnh có mùi rất đặc trưng và để lại mùi ở bất kỳ nơi nào nó đi qua. Một hoặc hai ngày là khoảng thời gian cần thiết để có thể đánh bay mùi của lưu huỳnh.


4. Không an toàn cho người bị phù nề


Nếu người bệnh bị phù nề do các chứng rối loạn suy tim hoặc thận, vui lòng không động đến các món ăn chế biến từ măng tây. Nghiên cứu cho rằng loại rau này có thể gây hại cho những bệnh nhân bị phù nề. Để tránh các biến chứng, điều quan trọng là phải kiệng kỵ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm.


5. Không an toàn cho những người uống thuốc ngừa cao huyết áp


Măng tây được biết đến là một nhân tố đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh huyết áp , do đó có thể giảm các rủi ro do tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu người bệnh tăng huyết áp và đang trong giai đoạn uống thuốc chống tăng, hãy thận trọng trong việc ăn măng tây vì nó có thể phản ứng với thuốc, khiến cho huyết áp giảm xuống đột ngột gây nguy hại cho cơ thể.


6. Giảm cân đột ngột


Giảm cân là tác dụng phụ không mong muốn nếu bạn ăn quá nhiều măng tây. Đặc biệt, những người đang trong quá trình giảm cân rất khó để vượt qua sự cám dỗ này. Khi ăn quá nhiều măng tây, trọng lượng cơ thể bạn sẽ giảm cân nhanh chóng nhờ chức năng lợi tiểu của loại rau này. Tuy nhiên, đây lại là hình thức giảm cân không mong muốn.


7. Ảnh hưởng tới thai nhi và những người đang cho con bú


Măng tây không an toàn khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc trong quá trình mang thai và cho con bú. Trong thực tế, chiết xuất măng tây được sử dụng để kiểm soát sinh đẻ vì nó đóng vai trò ảnh hưởng tới nội tiết tố.



Nguồn Sức khỏe & Đời Sống