Nhờ có bạn nhân viên khôn khéo này mà quán cháo của tiệm luôn cao hơn tiệm đối thủ ngay bên cạnh. Em nghĩ đây là điều mà bất cứ dân kinh doanh nào cũng phải biết.



Mấy nay đọc và chuyền nhau câu chuyện về bí quyết kinh doanh luôn đạt doanh số cao hơn đối thủ của quán cháo B chỉ nhờ vào một câu nói của nhân viên bán hàng. Dưới đây em xin trích lại câu chuyện dưới góc nhìn của một vị khách hé:



Ở một thành phố nọ, có hai tiệm bán cháo có rất nhiều đặc điểm giống nhau như về vị trí địa lý, lượng khách đến ăn, chất lượng cháo và trình độ phục vụ của nhân viên…



Nhìn vẻ ngoài thì cả hai tiệm đều đông khách như nhau, nhưng vào mỗi cuối ngày thì khi kết sổ, doanh số tiệm B luôn cao hơn doanh số tiệm A vài chục triệu. Vì sao có sự khác biệt này? Nguyên nhân chỉ là khác nhau ở một câu nói của nhân viên phục vụ mà thôi.



Cô nhân viên phục vụ trong tiệm B (tiệm đông khách) đã góp phần làm tăng doanh thu của quán chỉ với những câu nói mời chào khách vô cùng đơn giản.



_ Tiệm A: Nhân viên cười tươi mời chào, sau khi múc cháo vào tô, cô luôn hỏi: “Anh/chị có thêm trứng không ạ?” .



_Tiệm B: Còn khi khách hàng vào đến quán B, cô phục vụ cũng nhiệt tình chào đón, nhưng khi múc cháo vào tô, cô lại hỏi: “Anh/chị thêm một trứng hay hai trứng ạ?”. Trong tâm lý học có một cụm từ gọi là “HIỆU ỨNG THẢ NEO”:Giống như chiếc neo được thả xuống biển vậy, nó ảnh hưởng tới quyết định của khách rất nhiều.



Ở quán A, khách được hỏi để chọn giữa "Có" (thêm trứng) hay "không" thì có khách hàng trả lời có, có khách thì nói không, nói chung là mỗi nhóm một nửa. Vì người không thích họ sẽ “không”, còn người thích họ mới nói “có”, tỷ lệ ăn của họ là 50%. Ở đây, ví dụ giá 1 tô cháo là 50k, thêm 5k/trứng thì 100 khách, họ chỉ thu được 5.250.000 đồng



Ở quán B thì "Thêm một" hay "hai trứng". Người thích ăn trứng thì sẽ gọi hai trứng, người không thích ăn thì chỉ gọi một trứng. Cũng có người không thêm quả trứng nào, nhưng số này rất ít. Chính vì vậy, sau mỗi ngày kinh doanh, quán B đều bán được nhiều trứng hơn quán A. Giả như có 100 khách thì doanh thu của họ lúc nào cũng trên 6.000.000 đồng.



Vấn đề nằm ở chỗ đó, khi thông điệp đầu tiên này khác nhau, thì khách cũng sẽ bị ảnh hưởng và ra quyết định khác nhau. Qua đó, câu chuyện này cho thấy sức mạnh khủng khiếp của lời nói. Đặc biệt là trong giao tiếp kinh doanh, chỉ cần một chút khéo léo đã có thể tạo ra ưu thế so với đối thủ.



Nếu anh chị cũng đang là người làm ăn kinh doanh, hay thậm chí chỉ là làm công thì cũng nên tập tư duy thay đổi cách giao tiếp của mình. Bạn sẽ thấy hiệu quả công việc của mình khác đi rất nhiều. Chẳng hạn như:



Khi khách tới shop, nhìn ngắm khá lâu mà vẫn chưa quyết định mua thì thay vì hỏi: "Anh/chị có mua không ạ?" Hãy hỏi: "Anh/chị định mua 1 cặp hay 1 lố ạ?".



Khi khách ghé quán nước có bạn bè ngồi sẵn, thay vì mời: "Anh/chị có kêu thêm nước uống gì không?" Hãy hỏi: "Anh/chị dùng cà phê hay nước ngọt ạ?".



Khi khách thử đồ tại shop mà vẫn chưa mua. Thay vì hỏi: “Anh/chị thích không, lấy bộ này nhé” Hãy hỏi: “Anh/chị lấy áo thôi hay lấy cả bộ này?”.



Khi khách ghé quán cơm, thay vì hỏi : ”Anh chị ăn chi?” thì hỏi “Anh/chị dùng cơm sườn- bì -chả đặc biệt luôn nhé?”


Bằng cách thức khéo léo và đơn giản này chắc chắn sẽ giúp các anh chị tăng doanh số bán hàng. Mà còn được khách hàng thấy ấn tượng về sự khéo léo ấy.