Cũng là học theo công thức gốc là chia tiền ra 6 cái lọ, tôi gọi cách của tôi là nuôi heo đất. Tôi nuôi 6 con heo cho riêng mình theo những gì tôi thấy hợp lý nhất. Mọi người có thể tham khảo và áp dụng luôn, hoặc thay đổi cho phù hợp nhất để lương mình kiếm ra được giữ và đẻ ra tốt nhất nha.



Tôi sung sướng hơn nhiều người vì được cha mẹ nuôi ăn học ra trò. Tôi cảm thấy vô cùng hài lòng với hiện tại vì ra trường mới được 2 năm nhưng đã có mức lương khá ổn định, 9 triệu mỗi tháng. Và hài lòng với cách chi tiêu tiền mỗi tháng của mình nhờ làm theo công thức quản lý tiền do T. Harv Eker lập ra.



Heo đất số 1: Heo đất di động



Con heo này chính là tôi. Vì sao? Vì bản thân tôi dĩ nhiên cần xài cho chuyện ăn, ở, xăng xe đi lại, điện thoại, các hóa đơn điện nước, quần áo và các chi phí khác.



Nuôi con heo đất di động này quan trọng thế mà dành cho nó có 5 triệu là ít lắm rồi.


Tính toán hết luôn:


- Nhà trọ = 1tr


- Điện, nước, Internet, rác,...=500k


- Phí sinh hoạt dâu gội, sữa tắm, bột giặc, nước xả…=300k


- Ăn uống = 3 triệu


- Đi lại (xăng đổ 50k/tuần) = 200k



Nếu ai nói không thể sống với 55% thu nhập của mình thì hoặc là bạn cần gia tăng thu nhập hoặc là bạn cần đơn giản cuộc sống đi, ví dụ thay vì ăn hàng thì tự nấu ăn ở nhà với những thực phẩm bình dân, thay vì thường xuyên đi chơi với bạn hoặc giải trí thì bỏ qua để mua sắm quần áo mắc tiền hơn nếu thích,...Chuyển khoản này bù qua khoản kia nhưng không vượt quá 55% thu nhập là chuẩn.



Heo đất số 2: Heo biết hưởng thụ



Tôi yêu bản thân và luôn muốn đầu tư chăm lo cho bản thân, Vì tôi đã cự khổ làm ra đồng tiền nên bắt buộc tôi phải sử dụng tiền kiếm được để bù đáp cho nó. Nóí nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng thực tế là vậy, con người làm ra tiền chủ yếu để cho bản thân mình chứ tiết kiệm quá thì còn gì ý nghĩa, sống mà nhiều tiền mà không vui vẻ thoải mái cũng như không.



Quyết định dùng 1.2 triệu cho bản thân tận hưởng là điều vô cùng hợp lý (thậm chí hiện tại tôi đang cân nhắc tới việc có nên điều chỉnh mấy khoản kia để cho khoản này cao hơn không). Bởi chăm sóc bản thân là cách tốt nhất giúp bạn được hưởng cảm giác của người thành công và giàu có. Tóm lại là rất, rất, rất quan trọng:



- Tụ tập bạn bè (2 lần/tháng hoặc khi có tiệc) = 400k


- Giải trí: xem phim, đi bơi,xem ca nhạc ...=300k


- Quần áo, giày dép, phụ kiện =500k



Tuy nhiên, nếu tôi muốn được hưởng một dịch vụ đắt đỏ hơn, muốn đi một chuyến du lịch xa hơn, hay muốn đi những chỗ sang trọng hơn, chắc chắn tôi phải để dồn tiền. Hjc.



Hoặc có thể là lấy từ nguồn tiền thưởng tết, tiền may mắn ở đâu đó tích được.



Heo đất số 3: Heo nghỉ hưu



Con heo này tôi nuôi ở ngân hàng (hehe). Gọi nuôi heo vậy chứ thật ra là gửi tiết kiệm dài hạn. Mỗi lần công ty chuyển lương vào tài khoản ATM của tôi thì tự động lấy 1 triệu trong số đó bỏ vào 1 tài khoản riêng khác.


Ngay từ nhỏ, tôi đã thích và đam mê mấy món hàng nhỏ linh tinh, trang trí làm đẹp đủ thể loại nên bắt buộc từ bây giờ phải để dành để mai mốt có vốn mở cái shop. Tôi mở tài khoản này sẽ để riêng không bao giờ đụng tới cho đến khi nào gom đủ vốn cho việc mua bán phụ kiện thì mới rút thôi.



Ai muốn “tự lực cánh sinh”, sống một cuộc sống tự do tự tại, tự làm chủ không phải mần công ăn lương từng đồng từng cắc thì chí ít phải “nuôi con heo này”.



Thế nào rồi về hưu dù không có người nuôi thì cũng có ít tiền đẻ ra từ cái shop. Tôi nghĩ vậy.
:D



Nói chứ, “Ế” như tôi không muốn và không thể làm gánh nặng cho ai thì bắt buộc làm như thế này chứ không phải tài giỏi gì. Hí hí


Heo đất số 4: Heo tri thức



Heo này cũng là bản thân tôi tự đặt cho mình thôi, heo nuôi bằng 400.000 đồng/ tháng thành quỹ để phát triển bản thân.



Có thể mọi người nói tôi mơ mộng hơi phi lý nhưng tôi vẫn nghĩ tôi không sai. Tôi dành 400.000 đồng/tháng để mua sách, hay dành dụm chừng 1 vài tháng để tham gia lớp học tiếng Anh rẻ rẻ với bạn bè, các lớp ngắn hạn bổ sung thêm cho mình kỹ năng từ từ. Tôi thấy mình thiều nhiều nè: kỹ năng nói chuyện trước đám đông, kỹ năng nấu nướng, kỹ năng quản lý nhân viên (cái này cần để mai mốt mở shop nè, keke),....



Nhiều lắm luôn, tôi không 1 bước lên mây bằng cách xin thêm tiền cha mẹ, nên lấy ít tiền cua mình chia ra tham gia các lớp học, hội thảo, mua sách vở... Tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải phát triển, có thể chết vì sức khỏe yếu, chết vì không đủ ăn, ...nhưng không chết vì thiếu hiểu biết.



Heo số 5: Heo phi lý



Con này để phòng thân dùng để vừa tiết kiệm vừa có thể dùng lúc khẩn cấp. Tôi nuôi nó riêng ở 1 chỗ kín đáo để không thấy mà chướng mắt :P. Tôi sẽ cho nó ăn 1 triệu mỗi tháng và tiêu xài cho heo số 1 không hết tôi cũng chuyển vào đây.



Do hay táy máy mà khoản này lại khá quan trọng nên chọn mua con heo thiệt là đẹp, hơi mắc 1 tý để tiếc mà không thò, móc, đập heo. Bởi sao biết hông, lúc nhỏ cứ hễ muốn mua gì mà xin má không cho, tôi vô đập chân con heo để lấy tiền, gắn lại là xài tiếp, chiêu này tốt nhưng để dành ngàn năm cũng ko dc nhiu hết á
:p



Nếu không mất đồng nào cho khoản khẩn cấp thì tính sơ sơ mỗi tháng 1 triệu, 1 năm tôi sẽ có 12 triệu, 10 năm sẽ có 120 triệu, 20 năm có 240 triệu. Nhiêu đây mà không chồng, tôi sẽ lấy mua xe ô tô. Hôhô.



Đùa đấy, hi vọng may mắn có người rước thì tôi dùng tiền này công với tiền lãi khi kinh doanh shop đầu tư phụ chồng mua nhà, hoặc là nuôi con, cho nó sang nước ngoài du học hay gì đó cho có tương lai.



Heo số 6: Heo tình thương



Con heo này tôi gọi là tình thương bởi vì nó sẽ con heo dành cho 2 người mà tôi rất yêu thương - cha mẹ tôi khi họ về hưu. Tuy là cha mẹ không hề đòi hỏi hay mong muốn tôi phải gửi tiền nhưng thiết nghĩ hai con người “cao cả và đáng yêu” ấy đã vất vả nuôi tôi suốt hơn 20 năm để tôi có thể có được ngày hôm nay, tôi bắt buộc bản thân phải làm điều này.



Cha mẹ tôi vẫn còn lao động, cha tôi vẫn làm công việc tại Nhà nước và mẹ tôi buôn bán nhỏ tại nhà. Tuy không nhiều nhưng cũng đủ để sinh sống qua ngày nên không cần nhận khoản tiền trợ cấp nào từ tôi. Tôi tôi dùng 600.000 đồng mỗi tháng đóng vào sổ bảo hiểm cho cha mẹ.



Số tiền này không nhiều, tính ra thì chỉ 7.2 triệu/năm hay 3.6 triệu/năm/người. Quá ít so với cha mẹ tôi đã hi sinh cho tôi nhưng tôi tin họ vẫn cảm thấy vui vì đứa con gái này vẫn yêu thương họ. Thậm chí sau này ba về hưu mà có lương hưu hay hai vợ chồng buôn bán đã có kha khá tiền về sau, họ không cần dùng đến khoản này, tôi có thể dùng nó làm từ thiện hay giúp đỡ người khác. Sống cũng có nghĩa là sẻ chia, tôi luôn yêu đời yêu người và muốn tô cuộc đời hồng thêm xíu nữa.



Nếu ai có cuộc sống khó khăn hơn, vất vả hơn, cha mẹ cần sự giúp đỡ nhiều hơn thì tính toán lại cũng được. Vì tất cả những gì tôi nói là áp dụng cho cô gái 24 tuổi có thu nhập 9 triệu/tháng và không có người yêu, cha mẹ vẫn còn khỏe mạnh không cần giúp đỡ.



Tôi tin rằng lập sẵn kế hoạch mà thực hiện lệch đi chút xíu thì vẫn hơn là “sống tới đâu hay tới đó”. NHẮC LẠI, tôi khuyên mọi người nên lập KẾ HOẠCH, dựa trên tiền lương và hoàn cảnh cá nhân.