Thấy một câu chuyện CÓ THẬT về việc một cô con sinh viên đòi mẹ mua xe vespa LX đang được chia sẻ trên mạng mà em thấy “cay cay” trong lòng quá. Em muốn chia sẻ lại để cả nhà suy nghĩ kỹ hơn về vấn đề này:


webtretho


CÂU CHUYỆN MUA XE “XỊN” được lan truyền trên mạng:



Hôm nay em đi bảo duỡng xe thấy cảnh này mà thương bà mẹ quá. Cô gái này chắc là sinh viên ,còn mẹ cô thì trông tầm bằng tuổi mẹ mình ,dáng người lam lũ . Vào hàng chọn xe thì cô gái thích xe Vespa LX ,


-Bà mẹ bảo: ''Mua tạm con nào tầm 20tr cũng được thôi ''



-Nhưng cô gái nhất quyết nói : ''con thích, con mua''



Nhìn khuôn mặt bác gượng cười , ẩn sâu trong đôi mắt thoáng đó có nét lo lắng phiền muộn. Các bạn có biết là số tiền 40-50 triệu đó bố mẹ bạn làm vất vả như nào mới có được không ? Đúng là 2 người họ như 2 thế hệ đối nghịch nhau .



Và chỉ khi cô gái nhất mực lấy chiếc xe màu xanh cửu long và nói : "con đi làm con sẽ trả mẹ sau ... " thì bà mẹ cũng đành chiều con gái yêu vậy ...



À , mà LX cả đăng kí phải 70 mất"



BÀI HỌC VỀ CÁCH XÀI TIỀN:



- Em không biết là gia đình có khá giả không, nhưng sinh viên thì không nên đua đòi theo hình thức.


Nhà khá giả thì cũng phải rút tiền làm ăn để mua, nhà nghèo không tiền mua xe nổi rồi phải vay mượn. Rốt cục đánh đổi được gì? Sinh viên đi xe mới, xe xịn thì bạn bè ganh tỵ, đôi khi bị phá xe; kẻ cắp nổi lòng tham’ ra đường thu hút sự chú ý và khiêu khích những tên cướp;....



-”Nếu không làm ra được tiền thì đừng nên xài tiền”: Chỉ là sinh viên thì làm thêm trang trải để không phu thuộc gia đình đã khó, làm sao có khả năng chi trả đến 60-70 triệu tiền xe. Bạn tự tin và lấy chiếc xe làm động lực để kiếm tiền thì tốt, nhưng tự tin phải hợp lý, trường hợp cô sinh viên trong câu chuyện trên là phi lý nên tôi không ủng hộ.


Chuyện sinh viên ra trường với 2 tấm bằng Đại học mà thất nghiệp là chuyện bình thường, chuyện tốt nghiệp trường danh giá mà lương chỉ 3-4 triệu đủ sống là chuyện không xa lạ, vậy thì bạn dựa vào đâu để khẳng định rằng sau này bạn sẽ kiếm đủ tiền để trả cho ba mẹ cơ chứ.



- Đừng hứa sẽ kiếm tiền trả nợ cho bố mẹ: Thật sự ba mẹ rất thương yêu con cái của mình và sẵn sàng đầu tư hết cho con, chỉ cần con thích mà chẳng cần bạn đền đáp. Đừng dùng những câu nói:”Sau này con sẽ làm để trả lại ba mẹ”..., thực tế ba mẹ chẳng tính toán gì với bạn, nhưng những câu nói ấy sẽ làm ba mẹ cảm thấy đau nhói.



Khi nghe được lời nói đó ba mẹ sẽ tự hỏi lòng: Tại sao mình vô dụng, không có đủ khả năng để con cái mình có đầy đủ như người khác? Tại sao con mình phải lên tiếng rằng sẽ trả lại tiền cho mình, chả lẽ mình là người tính toán từng đồng từng cắc trong mắt con của mình vậy sao? Tại sao con mình không hiểu cho bố mẹ?,....



- Đừng “sống ảo” và bị đánh giá là đua đòi: Hành động được mẹ dắt đi mua xe xịn là chuyện khiến ai cũng ngưỡng mộ, tuy nhiên không phải lý do đó làm cơ sở để mọi người chuyền tay nhau câu chuyện này đâu. Sở dĩ câu chuyện share nhiều như thế là do mọi người cảm thấy hành động này là không đúng, mọi người cảm thấy bức xúc nên chuyền tay nhau với mong muốn những ai đã và đang có suy nghĩ giống cô sinh viên ấy phải thay đổi tư duy xài tiền của mình.



- Hãy làm ra tiền trước khi xài tiền: Nếu thay vì ép ba mẹ mua cho mình 1 món đồ gì đó thì hãy lấy món đồ ấy làm động lực, kiếm tiền xong rồi tự mua. Món đồ đó sẽ có ý nghĩa và giá trị gấp mấy lần.



Và thông điệp dành cho việc nuôi dạy cũng thế, đừng nuông chiều con cái, “đừng cho con con cá mà hãy cho con cần câu”. Vì cách cho con sẽ ảnh hưởng tới sự thành bại của con cái sau này. Em cũng thấy chị họ em có cách dạy con rất hay là:



Sinh nhật, thằng bé thủ thỉ với mẹ là muốn mua máy chụp ảnh để có thể ghi lại những hoảnh khắc đẹp. Chị bảo luôn, mẹ chỉ cho con nhiều lắm là 1 triệu thôi, bố mẹ đang dành tiền để sửa nhà. Chỗ tiền còn lại con tự kiếm. Thế là thằng bé lấy 1 triệu của mẹ để hợp tác với bạn bè làm trà sữa bán ở công viên. Chị ý đồng ý luôn.



Nhưng không để mình đứa con chịu cực khổ 1 mình mà dù bận chị mình vẫn phụ con mình làm. Bị bảo vệ ra thu tiền phí, chị bảo chị không kinh doanh, chỉ là bài học giúp cháu.



Ông bảo vệ không cho. Đuổi đi. 2 mẹ con lên tận Bờ Hồ bán. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại nhưng thằng bé học được sự quý giá của đồng tiền mình làm ra và quyết tâm kiếm tiền. Sau 6 tháng vất vả, thằng bé đã tự mua được chiếc máy ảnh của nó.