*** Khám Phá Thiên Nhiên:
Đảo Côn Sơn


1. Tuyến Sờ Rấy - Rừng nguyên sinh Ông Đụng:
Từ trụ sở Vườn Quốc gia Côn Đảo, mất khoảng 45 phút đi bộ du khách sẽ đến Sở Rẫy, đây là vườn cây ăn quả được trồng từ đầu thế kỷ 20, hiện nay đang được cải tạo để cung cấp thức ăn cho động vật hoang dã.


Du khách tham quan rừng mưa nhiệt đới, lên chòi quan sát của cán bộ Kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo ngắm nhìn cảnh quan hòn Côn Sơn và các loại động vật hoang dã. Tiếp tục đi theo đường mòn nhỏ để đến bãi Ông Đụng. Du khách nghỉ ngơi, tắm biển, lặn xem san hô.


2. Cầu Ma Thiêng Lãnh - Bãi Ông Đụng:
Xuất phát từ trụ sở Vườn Quốc gia Côn Đảo mất khoảng 15 phút đi bộ du khách sẽ đến di tích cầu Ma Thiêng Lãnh.


Đi theo đường mòn nhỏ đến bãi Ông Đụng, trên đường đi du khách có thể nhìn thấy nhiều loại động thực vật đặc hữu của Côn Đảo, đến nơi sẽ được tắm biển, lặn ngắm san hô và nghỉ ngơi thư giản.


3. Hang đức mẹ - Đất thắm Bãi Bàng


4. Hồ An Hải - Núi Thánh Giá:
Hồ An Hải là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất của đảo. Tại đây, du khách ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã. Sau đó tiếp tục chinh phục đỉnh núi Thánh Giá cao 577m, đứng trên đỉnh núi du khách có thể quan sát toàn cảnh Côn Đảo.


5. Mũi Cá Mập - Bến Đầm - Hòn Trọc:
Du khách thức dậy sớm để thưởng ngoạn cảnh bình minh nhô lên từ nơi trời và nước gặp nhau rất thơ mộng tại mũi Cá Mập. Sau đó đến Bãi Nhát tắm biển và ngắm đỉnh Tình Yêu, tham quan rừng ngập mặn, lặn có kiếng xem san hô và ngắm hoàng hôn thật lãng mạn hữu tình ở vịnh Bến Đầm.


***Các Tuyến Biển


1. Vòng quanh các đảo Côn Sơn:


- Tàu đưa du khách đi qua vịnh Côn Sơn để quan sát Mũi Cá Mập và Mũi Chim Chim; rừng nhiệt đới phía Đông và các hòn đảo như Hòn Tài, Hòn Trác, Hòn Bảy Cạnh, Hòn Bông Lan, ngắm hai ngọn núi cao nhất của đảo là núi Thánh Giá và núi Chúa. Đến Vịnh Đông Bắc du khách quan sát vịnh Đầm Tre, Hòn Cau, Hòn Trứng từ xa.


- Trên tuyến này du khách quan sát được sườn Tây Côn Sơn, Vịnh Ông Đụng, xem các loại chim biển như Nhạn biển, Gầm ghì trắng, Đại bàng biển…


- Đến Bảy Cạnh, du khách tham quan Trạm bảo tồn Rùa biển, ăn trưa, nghỉ ngơi, tắm biển, bơi lội xem san hô, quan sát chim biển. Trên đường về, tàu đưa du khách tham quan vịnh Bến Đầm, Hòn Bà, Hòn Trọc, Mũi Cá Mập.


2. Đảo Côn Sơn - Hòn Tài - Hòn Bảy Cạnh (Bãi Cát Lớn)


- Từ cầu tàu du lịch, tàu đưa du khách đến với Hòn Tài, trên đường đi, du khách ngắm nhìn quang cảnh vịnh Côn Sơn và nếu may mắn du khách có thể bắt gặp Cá heo hoặc Dugong.


- Lên Hòn Tài tham quan khu nuôi Khỉ mặt đỏ, loài khỉ có tên trong sách đỏ của Việt Nam. Sau đó du khách lên tàu đi Hòn Bảy Cạnh. Đến Hòn Bảy Cạnh, tàu neo đậu để du khách câu cá giải trí, lặn xem rạn san hô nhiều màu sắc kỳ ảo đẹp mê hồn. Lên Hòn Bảy Cạnh, du khách tham quan rừng ngập mặn, tham quan trạm bảo tồn Rùa biển, xem rùa đẻ trứng…


3. Hòn Bảy Cạnh - Hòn Cau


- Tàu đón du khách tại cầu tàu du lịch để đi Hòn Bảy Cạnh, tới đây du khách sẽ tham quan rừng ngập mặn, tham quan Trạm bảo tồn Rùa biển và nghe thuyết minh về vòng đời của chúng.


- Sau đó tàu tiếp tục đưa du khách đến Hòn Cau, đây là hòn đảo thứ hai của Côn Đảo có nước ngọt, nơi đây có bãi biển đẹp thơ mộng và hoang sơ, tham quan rừng dừa và thưởng thức nước dừa ngọt lịm, tham quan và tìm hiểu công tác bảo tồn Rùa biển, sau đó du khách tắm và lặn xem rạn san hô tuyệt đẹp nơi đây.


4. Vịnh Đầm Tre


- Từ bến tàu Côn Đảo, tàu đưa du khách đến Vịnh Đầm Tre. Trên đường đi du khách sẽ được thưởng ngoạn những cảnh đẹp của Vịnh Côn Sơn, Mũi Lò Vôi, Bãi Đất Dốc, Mũi Chim Chim.


- Khi đến Vịnh Đầm Tre du khách lặn xem san hô hoặc nhìn Chim én làm tổ trong mùa sinh sản, Chim gầm ghì trắng, câu cá giải trí… Thăm Trạm Kiểm lâm, tham quan rừng ngập mặn, tìm hiểu công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây.


5. Đảo Côn Sơn - Hòn Tài


- Trên đường tàu tới Hòn Tài, du khách ngắm nhìn quang cảnh Vịnh Côn Sơn, ngắm nhìn các hòn đảo nhỏ xung quanh, câu cá giải trí, bơi lội, xem san hô với màu sắc lung linh huyền ảo trông rất đẹp mắt.


Lên Hòn Tài du khách tham quan khu nuôi Khỉ mặt đỏ, tham quan rừng nguyên sinh, du khách gặp nhiều loại chim rừng quý hiếm.


6. Đảo Côn Sơn - Hòn Tre Nhỏ - Hòn Tre Lớn......


- Tàu đưa du khách đi qua Mũi Cá Mập, cửa Tử, cảng Bến Đầm. Trên đường đi du khách có thể gặp Cá heo, Cá nược… Đến Hòn Tre Nhỏ du khách được chiêm ngưỡng những đàn Chim nhạn biển, Chim gầm ghì trắng, xem Chim yến làm tổ vào mùa sinh sản.


- Sau đó tàu khởi hành đi Hòn Tre lớn, nơi đây ngày xưa thực dân Pháp giam giữ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Đến Hòn Tre lớn du khách nghỉ ngơi, thư giãn trên bãi biển cát trắng mịn màng vẫn còn hoang sơ, yên tĩnh, lặn xem san hô, tham quan trạm bảo tồn Rùa biển.


*** Tìm Hiểu Lịch Sử


1. Bảo Tàng Côn Đảo


- Chào mừng 20 năm thành lập tỉnh (1991-2010) và hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long -Hà Nội. Thành phố Hà Nội tài trợ gần 40 tỷ đồng cho công trình Bảo tàng Côn Đảo được khởi công xây dựng vào tháng 12/2009. Với tinh thần "Côn Đảo với cả nước - cả nước vì Côn Đảo". Công trình có tổng mức đầu tư hơn 65,8 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp là 36,4 tỷ đồng và chi phí để trưng bày 18 tỷ đồng.


- Sáng (6/9) tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bảo tàng Côn Đảo đã được khánh thành, mở cửa đón khách tham quan. Bảo tàng gồm nhà chính cao hai tầng, diện tích xây dựng hơn 3.500m2, diện tích sàn hơn 2.700m2. Tại đây, đang lưu giữ, trưng bày hơn 1.000 tài liệu, hiện vật quý giá, được sắp xếp trưng bày, với các chủ đề:


Thiên Nhiên - Con Người & Đia Ngục Trần Gian


Gian Khánh Tiết & Trận Tuyến - Trường Học


Không Gian Võ Thị Sáu & Côn Đảo Ngày Nay


2. Dinh Chúa Đảo


- Dinh Chúa Đảo diện tích 21.500m2, xây dựng cuối TK XIX, là nơi ở và làm việc của 53 đời chúa đảo, (39 tên người Pháp, 14 tên người Việt Nam), nơi tập trung đầu não của bộ máy cai trị tù thời Pháp - Mỹ.


Sau giải phóng, Ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo đã sử dụng ngôi nhà làm phòng trưng bày (đến khi có Bảo Tàng thì di dời hiện vật qua bảo tàng, vfa có kế hoạch phụ chế lại Nhà Chúa Đảo như hiện trạng ban đầu)


3. Trại tù Phú Hải, Phú Sơn


- Trại Phú Hải - Nhà tù đầu tiên trong hệ thống Nhà Tù Côn Đảo. Trại Phú Hải - Banh I còn có các tên: Lao I, trại Cộng Hòa, trại 2, tên cuối cùng (tháng 11/1974) được gọi là trại Phú Hải, do Thực dân Pháp xây dựng từ những năm cuối thế kỷ 19. Diện tích: 12.015m2.


- Gồm 10 phòng giam tập thể; 1 phòng giam tù đặc biệt; 20 xà lim (hầm đá), Khu lao động khổ sai đập đá, Hầm xay lúa, vừa là nơi làm khổ sai (xay lúa) vừa là nơi đày ải nghiệt ngã đối với tù nhân, thời Mỹ -ngụy chuyển thành (bệnh xá).


- Ngòai ra còn có các công trình phụ như: Câu lạc bộ; phòng hớt tóc; nhà bếp; nhà ăn; giảng đường, nhà nguyện, phòng trật tự; nhà kho; văn phòng giám thị và sân vườn.


4. Khu di tích Chuồng Cọp - trại Phú Tường


- Chuồng cọp được xây dựng năm 1940, nằm giữa hai dãy nhà tù, mỗi dãy lại đi một cổng, do vậy nhìn bên ngoài chỉ có thể thấy những buồng giam hết sức bình thường. Giữa chuồng cọp với 1 nhà giam chỉ ngăn cách bằng 1 cửa nhỏ cũ kĩ, luôn đóng lại như đã từ lâu không còn sử dụng, đây cũng chính là cổng vào khu trại giam bí mật. Bên trong khu giam giữ có 120 phòng biệt giam, chia làm 2 khu, mỗi khu 60 phòng và 60 phòng không có mái che, còn gọi là phòng tắm nắng để hành hạ, đánh đập tra tấn người tù.


- Được gọi là chuồng cọp vì trại giam được xây thành các buồng hay “chuồng” giam giữ, bề ngang 1,45 m, dài 2,5 m. Mọi sinh hoạt ăn, ngủ, tiểu tiện của người tù đều chung một chỗ. Buồng giam có những hàng song trần trên nóc, bên trên là lối đi dành cho cai ngục để kiểm soát, theo dõi người tù nhốt trong cũi phía dưới. Trên trần mỗi buồng giam để một thùng nước và một thùng vôi bột. Khi tù nhân khát cai ngục sẽ đổ ào nước xuống và rắc vôi xuống mịt mù là hình phạt dành cho những ai có dấu hiệu phản đối.


5. Khu di tích Chuồng Cọp - trại Phú Bình


- Chuồng Cọp Mỹ tổng diện tích: 25.788m2, tên gọi đầu tiên là trại VII, sau đó gọi là trại Phú Bình. Bao gồm 4 khu: AB, CD, EF, GH, mỗi khu có 2 dãy, mỗi dãy 48 phòng biệt lập. Một trại giam điển hình kiểu Mỹ, do chuyên gia Mỹ thiết kế, thầu Mỹ xây dựng (hãng thầu RMK) bằng đô la mỹ viện trợ.


- Đây là trại giam khắc nghiệt nhất trong giai đoạn cuối cùng của nhà ngục này. Mỹ ngụy dùng cả yếu tố bất lợi của thiên nhiên vào việc đày ải con người. Chưa cần đến đòn roi, Chuồng Cọp Mỹ đã hành hạ người rất tinh vi, chết dần chết mòn bởi lối kiến trúc Mỹ nên gọi là Chuồng Cọp Mỹ.


- Trên có song sắt tương tự như Chuồng Cọp Pháp nhưng không có hành lang bên trên. Thay vào đó là mái tôn thấp, trời nắng hắt xuống như thiêu như đốt. Trong phòng giam không có bệ , tù nhân nằm dưới nền nhà hứng chịu khí ẩm ướt, khí đất xông lên khi chuyển về khuya. Tù nhân phải tiểu tiện vào thùng gỗ, mỗi khi tù nhân đấu tranh chúng phạt không cho đổ thùng vệ sinh, ba hôm năm hôm hay kéo dài hàng tuần lễ hoặc lâu hơn nữa…Phân và nước tiểu bê bết trên mình của 8 đến 10 người tù trong một phòng biệt giam khoảng 5m2.


- Khi ấy nhà giam đã biến thành nhà cầu. Sống trong cảnh ấy ngày này qua ngày qua ngày khác thì chẳng khác nào trong địa ngục. Chưa kể buổi trưa nắng như thiêu như đốt với mùi ô uế xông lên, bọn trật tự mở cánh cửa sắt ra kiểm tra rồi đóng dập lại thật mạnh, tiếng kêu dôi lên đinh tai nhức óc khi chúng lần lượt kiểm tra 48 phòng giam trong một dãy, và kiên tiếp 8 dãy với 384 lần dội vào đầu vào lồng ngực của tù nhân.


6. Khu hầm tra tấn phân bò


- Xây dựng năm 1930 là hầm chứa phân và nước dội rửa từ chuồng nuôi bò, cao 3m và đc chia làm 2 ngăn, chính nơi này địch đã dùng để tra tấn ngâm người tù xuống một cách vô cùng dã man và hoàn toàn bí mật.


7. Sở Lò Vôi


- Được lập nên dưới thời Pháp, hàng ngày khoảng từ 10 đến 12 tiếng khi nước triều rút người tù phải ra biển mò lên những tảng san hô sau đó nung ra trộn với các chất phụ gia ví dụ như mật mía…để tạo thành chất kết dính, xây dựng những công trình đương đại vì lúc bấy giờ không có xi măng.


8. Nghĩa trang Hàng Dương


- Được trùng tu tôn tạo vào ngày 19-12-1992, rộng khoảng 20ha, gồm 1.921 ngôi mộ (trong đó có 713 ngôi mộ có tên tuổi) và được chia làm 4 khu:


+ Khu A là nơi chôn cất người tù nằm xuống từ trc năm 1945, có phần mộ tiêu biểu của Nhà Yêu Nước Nguyễn An Ninh, Cố Tổng Bí Thư Lê Hồng Phong.


+ Khu B là nơi chôn cất người tù nằm xuống từ 1945 - 1960, nơi đây có phần mộ tiêu biểu của Nữ Anh Hùng Võ Thị Sáu.


+ Khu c là nơi yên nghỉ của người tù nằm xuống từ 1960 - 1975, có phần mộ tiêu biểu của Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân Dân Lê Văn Việt.


+ Khu D là khu mộ quy tập, những phần mộ đc tìm thẩy ở bất kì nơi nào trên Côn Đảo, Hnagf Keo, Hòn Cau sẽ được sắp xếp ở Khu D.


*** Du Lịch Tâm Linh


1. Đền thờ bà Phi Yến (hay còn gọi là An Sơn Miếu)


- Miếu bà Hoàng Phi Yến hay còn gọi là An Sơn miếu là nơi thờ bà Phi Yến – Thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh), Bà có tên thật là Lê Thị Răm.


2. Chùa Núi Một


- Nằm ở trung tâm huyện được xem là ngôi chùa có phong thủy đẹp nhất Việt Nam. Chùa mới khánh thành năm 2011, nằm trên núi, có tầm nhìn bao quát xuống biển – núi – thành phố – hồ sen An Hải vô cùng đẹp.


3. Miếu Hoàng Tử Cải


- Theo lời kể của ông Nguyễn Phú Hội người đã sống ở Côn Đảo trên 50 năm, ngày 22/10 âm lịch là ngày giỗ Cậu tức Hoàng tử Hội An. Theo truyền thuyết cách đây hai


trăm năm, vì ngăn cản không cho Nguyễn Ánh cầu viện Pháp mà mẹ cậu là Bà Phi Yến đã bị giam cầm vào một hòn đảo hoang vắng. Khi thuyền nhổ neo, không thấy mẹ, hỏi ra mới biết mẹ mình đang bị giam cầm, Đức Cậu đã khóc thảm thiết và bảo cha cho mẹ theo cùng. Trong lúc tức giận, Nguyễn Ánh đã ném đứa con vô tội của mình xuống biển xem như là ngăn ngừa một kẻ loạn thần. Xác của Hoàng Tử đã trôi vào làng Cỏ Ống. Dân làng Cỏ Ống đã vun đắp mộ và lập Miếu thờ gọi là Miếu Cậu hay Thiếu Gia Miếu.


Thống kê Nhà Hàng - Khách sạn - Quán Ăn Côn Đảo


Đặt vé máy bay đi Côn Đảo


Tuyệt chiêu săn vé máy bay