Sốt phát ban là bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em nhưng thường phổ biến ở trẻ nhỏ. Đây là một bệnh tưởng chừng rất dễ điều trị và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tại nhà không đúng cách có thể gây nguy hiểm. Khi trẻ bị sốt phát ban, các bậc cha mẹ thường băn khoăn, lo lắng đặt câu hỏi sốt phát ban ở trẻ có nguy hiểm không và làm thế nào để phòng tránh đúng cách. Bài viết dưới đây giúp cha mẹ giải đáp vấn đề này.

1. Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban ở trẻ

Sốt phát ban là tình trạng sốt rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Một trẻ có thể bị sốt phát ban nhiều lần tùy theo tình trạng sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết các trường hợp sốt phát ban ở trẻ là do virus lành tính.

Sốt phát ban đặc trưng bởi tình trạng nóng sốt kết hợp với nổi các đốm đỏ ẩn hoặc nhô lên bề mặt da thường do virus gây ra. Bệnh thường không nguy hiểm và sẽ giảm triệu chứng cũng như hồi phục hoàn toàn nếu được nghỉ ngơi và điều trị đầy đủ. Tuy nhiên, khi triệu chứng sốt quá cao có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Nếu được chăm sóc tốt, bệnh có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày và không để lại di chứng gì đáng ngại.

Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi, đặc trưng bởi tình trạng nóng sốt kết hợp với nổi các đốm đỏ ẩn hoặc nhô lên bề mặt da thường do virus gây ra

2. Nguyên nhân gây tình trạng trẻ sốt phát ban

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ có thể do nhiều loại vi-rút gây ra. Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân thường gặp gây sốt phát ban là vi-rút herpes, Sởi, vi-rút gây bệnh rubella, bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn chứa dịch tiết mũi họng của người bệnh khi ho, hắt hơi.

Ngoài ra sốt phát ban còn có thể đến từ các nguyên nhân như:

  • Sốt phát ban do chấy rận (sốt phát ban cổ điển)
  • Sốt phát ban do chuột (sốt phát ban địa phương)
  • Sốt phát ban do mò mạt (sốt phát ban bụi rậm)

Trẻ có thể ủ bệnh một thời gian trước khi khởi phát các triệu chứng đặc trưng. Sau khi phát ban, trẻ vẫn còn có nguy cơ lây nhiễm trong bốn ngày nữa.

Yếu tố nguy cơ chính để mắc bệnh là chưa được tiêm chủng. Ngoài ra, một số nhóm có nguy cơ hình thành các biến chứng do sau mắc bệnh gồm trẻ nhỏ, những người bị suy giảm hệ miễn dịch và phụ nữ mang thai.

Có 2 nguyên nhân thường gặp gây sốt phát ban là vi-rút herpes, Sởi, vi-rút gây bệnh rubella, bệnh chủ yếu lây lan qua đường hô hấp.

3. Dấu hiệu sốt phát ban cần được phát hiện sớm ở trẻ

3. Dấu hiệu sốt phát ban cần được phát hiện sớm ở trẻ 1

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 1 tuần. Trong thời gian này, trẻ không có bất cứ biểu hiện bất thường nào.

Sau thời gian ủ bệnh (thường là 7 ngày), trẻ sẽ có biểu hiện:

  • Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao (38-400C), sốt cao nhưng là sốt từng cơn.
  • Nổi ban đỏ: trong vòng 12-24 giờ sau sốt, ban hay hồng ban sẽ xuất hiện tùy theo đặc điểm của vi-rút bị nhiễm và thể trạng của từng bé. Nếu ban do virus sởi (ban đỏ), ban do virút rubella (ban đào)… Ban trong sốt phát ban sẽ biến mất rất nhanh sau khi căng da, phát ban khoảng 3-5 ngày rồi lặn hẳn.
  • Một số triệu chứng kèm theo như người mệt mỏi, uể oải, chảy nước mũi, đỏ mắt, bỏ ăn, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nhẹ.
  • Ngoài ra có thể kèm theo đau họng, sưng hạch cổ.

Hầu hết trẻ bị sốt phát ban từ ngày thứ tư trở đi sẽ dần hết sốt, ăn uống được. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sốt phát ban có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Đặc biệt, bệnh càng trở nên nguy hiểm với những trẻ có sức đề kháng kém, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ dưới 12 tháng tuổi, … Một số biến chứng có thể gặp như:

  • Viêm tai giữa,
  • Viêm phổi nặng,
  • Viêm màng não,
  • viêm loét giác mạc gây mù vĩnh viễn,
  • Suy dinh dưỡng nặng hậu nhiễm sởi.

Dấu hiệu đặc trưng nhất của sốt phát ban là sốt cao từng cơn và nổi ban đỏ sau khi sốt 12-24h 

4. Các xét nghiệm chẩn đoán sốt phát ban

xét nghiệm chẩn đoán sốt phát ban

Nếu cha mẹ nghi ngờ con mình bị bệnh sốt phát ban hoặc đã tiếp xúc với người mắc bệnh, hãy chủ động liên hệ với bác sĩ của bé ngay lập tức. Bác sĩ sẽ đánh giá và đưa ra chỉ định để xác định xem con bạn có bị nhiễm trùng hay không.

Dựa theo triệu chứng lâm sàng:

Chẩn đoán bệnh sốt phát ban chủ yếu vẫn dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh với triệu chứng chính là sốt cao trên 39,5°C. Hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em trên lâm sàng đặc trưng là các nốt phát ban hồng hoặc đốm xuất hiện trên ngực, bụng và lưng trước khi lan rộng đến hai tay và cổ, ban kéo dài vài ngày.

Theo kết quả xét nghiệm máu:

Bên cạnh đó có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể chống lại sốt phát ban. Bác sĩ có thể kiểm tra các loại kháng thể thông thường như sởi, rubella khác nhau trong máu của bạn. Kháng thể là các protein đặc hiệu để nhận biết và tiêu diệt các “chất lạ” có hại, chẳng hạn như vi rút và vi khuẩn. Dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể xác định xem hiện tại bé có nhiễm vi rút hay miễn dịch với vi rút đó hay không.

Liệu pháp dây thắt Lacet

Ngoài ra để phân biệt với sốt xuất huyết, bác sĩ có thể dùng liệu pháp dấu dây thắt Lacet bằng cách dùng ngón tay cái và ngón trỏ cùng bên căng vùng da có chấm đỏ (ban đỏ) hoặc vùng da sung huyết. Nếu phát hiện chấm đỏ mất đi, buông ra là màu đỏ hồi phục ngay thì chính là dấu hiệu của sốt phát ban. Ngược lại, nếu vẫn thấy chấm đỏ li ti sau khi căng da, đó là sốt xuất huyết.

Thực tế, các nốt phát ban trong sốt phát ban khá đặc trưng. Ở Việt Nam, với những bác sĩ có kinh nghiệm, đa phần chỉ dựa trên triệu chứng lâm sàng cũng có thể xác định được. Vì vậy, tốt hơn hết, khi trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín.

Xem thêm: Xử trí SỐT PHÁT BAN ở trẻ đúng cách phòng nguy hiểm khôn lường (imiale.com)