Trẻ thiếu kẽm: nguy cơ chậm phát triển toàn diện

Các nghiên cứu gần đây cho thấy, kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển ở con người, đặc biệt là trẻ em. Sức khỏe thể chất và trí tuệ của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi thiếu kẽm.

Kẽm – Vi chất quan trọng nhưng dễ bị bỏ quên

Nhu cầu kẽm của cơ thể rất nhỏ, chỉ từ 6-19mg/người/ngày, tùy theo độ tuổi và giới tính, thế nhưng kẽm được các chuyên gia dinh dưỡng xếp vào hàng tối quan trọng. Vi chất này tham gia vào hơn 200 phản ứng sinh hóa trong cơ thể, điển hình như can thiệp vào quá trình chuyển hóa gluxit, protein, axit béo và quá trình tổng hợp gien, sao chép nhân tế bào ADN, phân chia tế bào, duy trì sự hoạt động của hệ thống miễn dịch chống bệnh tật… Có thể hình dung, kẽm như một “chiến binh” năng nổ tham gia vào hầu hết mọi hoạt động của cơ thể, có mặt trong hầu khắp các loại tế bào và các bộ phận trên cơ thể.

Tuy vậy, kẽm lại rất dễ bị mọi người bỏ quên. Khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu kẽm. Đặc biệt, trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển thường bị thiếu vi chất này, do chế độ dinh dưỡng không được cân đối, chủ yếu là thiếu nguồn thực phẩm giàu kẽm. Theo một nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam khá cao: 30-50%. Và đây là một vấn đề rất cần quan tâm cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Thiếu kẽm ở trẻ: nguy cơ đến đâu?

Hệ quả đầu tiên của việc thiếu kém đó là cản trở sự phát triển của cơ thể. Các trẻ em thiếu kẽm thường bị biếng ăn do vị giác thay đổi thất thường, hệ miễn dịch suy yếu nên dễ gặp các vấn đề rụng tóc, tiêu chảy kéo dài, bị tổn thương ở da và mắt, các vết thương chậm lành, nhẹ cân. Đặc biệt, chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều do thiếu kẽm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để phục hồi tốc độ phát triển của chiều cao và cân nặng ở trẻ thì cần tăng cường bổ sung kẽm cho cơ thể. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, trẻ được bổ sung kẽm sẽ giảm được 18% nguy cơ tiêu chảy, 41% nguy cơ viêm phổi và làm giảm tỉ lệ tử vong trên 50%.

Cơ thể trẻ thiếu kẽm còn ảnh hưởng lớn đến vấn đề tinh thần, trẻ dễ bị nổi cáu vì kẽm đóng vai trò vận chuyển canxi vào tế bào não – canxi là một trong những chất giúp ổn định thần kinh. Một nghiên cứu của Nhật cho thấy, một số lớn các trẻ mắc tự kỷ và những bệnh liên quan như hội chứng Asperger đều thiếu vi chất này. Thiếu kẽm cũng khiến đầu óc kém minh mẫn, cản trở khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ.

Kẽm là vi chất rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Khi thiếu kẽm, trẻ thường có những biểu hiện như: Móng dễ gãy hoặc chậm mọc và có những vết trắng, da khô (da khô là dấu hiệu gián tiếp gia tăng tính nhiễm trùng)

Bổ sung kẽm để trẻ phát triển toàn diện, và giúp phòng chống dịch bệnh

Kẽm rất quan trọng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, do vậy, các gia đình cần chú ý bổ sung đầy đủ vi chất này cho trẻ qua bữa ăn hằng ngày. Cụ thể, nhu cầu kẽm ở trẻ dưới 1 tuổi khoảng 5mg/ngày, trẻ hấp thu chính thông qua sữa mẹ. Trẻ từ 1-10 tuổi cần khoảng 5mg kẽm/ngày, thông qua các bữa ăn.

Càng đa dạng thực phẩm càng tốt cho việc hấp thu kẽm, điều này đặc biệt cần thiết với các trẻ biếng ăn. Ngày nay, các bữa ăn tại nhiều gia đình không phong phú. Do đó, việc thiết kế các bữa ăn phù hợp, đưa vào nhiều nguyên liệu giàu kẽm (như thịt gà, thịt bò, hải sản, cá, trứng, sữa, rau quả khô, ngũ cốc…) là điều cần chú trọng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung kẽm cho trẻ không chỉ qua các bữa ăn chính mà bằng những món ăn phụ giàu kẽm. Hiện nay, bánh Chocolate Pie của Bibica bổ sung kẽm – một món ăn được nhiều trẻ em ưa thích được xem là một lựa chọn lý tưởng để giúp trẻ “Tăng đề kháng, vóc dáng cao”. Đây là sản phẩm bánh đầu tiên và duy nhất trên thị trường tính đến thời điểm hiện nay có bổ sung kẽm. Nhiều bà mẹ cho biết, họ đã chọn bánh như Chocolate Pie cho trẻ mang tới trường. Trẻ có thể ăn bánh vào các giờ ra chơi, ăn lót dạ trong các buổi học ngoài giờ, trong các buổi dã ngoại. Đây cũng là loại bánh ăn phụ được các bé đặc biệt yêu thích, vừa thơm ngon vừa có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Hãy bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng, tăng sức đề kháng, trở nên thông minh, năng động hơn trong học tập và trong cuộc sống.

Nguồn Tổng hợp