Trẻ sơ sinh bị ho do hệ hô hấp của trẻ chưa được phát triển một cách toàn diện. Nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp gây ra ho. Vậy trẻ bị ho mẹ nên làm thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây với 8 mẹo trị ho an toàn và hiệu quả tại nhà cho trẻ sơ sinh.

1. Nguyên nhân cho trẻ sơ sinh bị ho

trẻ sơ sinh bị ho

Ho là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh vì cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng còn kém nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp gây ho. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn ho cấp tính và mãn tính ở trẻ như:

1.1. Nguyên nhân phổ biến gây ra cơn ho cấp tính (ho kéo dài dưới 3 tuần) là:

  • Cảm lạnh thông thường
  • Cúm
  • Viêm phổi
  • Ho gà

1.2. Nguyên nhân gây ra cơn ho mãn tính (ho kéo dài trên 4 tuần) là:

  • Dị ứng
  • Hen suyễn
  • Viêm phế quản
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Viêm mũi mạn tính

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng ho ở trẻ sơ sinh như: viêm tiểu phế quản, bệnh về bạch hầu, bị hóc dị vật,…

Ho là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh vì cơ thể trẻ còn non yếu, sức đề kháng còn kém nên dễ bị virus, vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp gây ho với nhiều nguyên nhân: cảm lạnh, cúm, viêm tiểu phế quản,….

2. Khi trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao?

Với trẻ sơ sinh bị ho mẹ có thể áp dụng một số biện pháp xử trí dưới đây để làm giảm cơn ho của trẻ như:

2.1. Bổ sung nhiều chất lỏng

Trẻ sơ sinh ho có thể do trong cổ họng của trẻ chứa nhiều đờm sẽ kích thích phản xạ ho. Do đó, mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất lỏng, đây là cách làm loãng chất nhầy giúp trẻ dễ dàng ho ra.

Một ngày mẹ nên bổ sung cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm 100ml/kg bao gồm cả việc bú mẹ, sữa công thức, nước lọc và nước hoa quả.

2.2. Hút mũi cho trẻ

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi mẹ nên hút mũi cho trẻ bởi vì chất nhầy trong mũi của trẻ có thể chảy xuống họng. Điều này sẽ kích thích họng gây ra ho khan, khò khè ở đường hô hấp trên, nhất là khi trẻ ngủ dậy.

Cách hút mũi cho trẻ bằng ống bơm:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng, nhỏ nước muối sinh lý đã pha loãng sẵn khoảng 1-3 giọt vào mũi của trẻ để làm loãng chất nhầy nên giữ trong 10 giây
  • Bước 2: Đợi khoảng 2-3 phút chất nhầy đã loãng, mẹ có thể để đầu của trẻ thấp hơn để dung dịch đi sâu vào mũi. Nếu trẻ thở khò khè vẫn nên nhỏ thêm 1-2 giọt nữa.
  • Bước 3: Ống bơm của trẻ cần đẩy hết khí ra ngoài trước khi hút mũi cho trẻ. Khi đặt ống bơm và mũi phải bịt kín sau đó nhẹ nhàng hút chất nhầy ra ngoài.

Chú ý: không nên đứa ống bơm quá sâu vào trong vì dễ gây tổn thương cho mũi trẻ, nếu trẻ cọ quậy mạnh nên dùng hút ngay để tránh làm tổn thương mũi trẻ.

Mẹ có thể hút cho trẻ 2-3 lần để làm sạch chất nhầy.

Xem thêm: Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn

2.3. Giữ ấm cho trẻ

Giữ ấm cho trẻ là cách tốt nhất để tránh trẻ bị nhiễm lạnh gây ra các cơn ho. Đặc biệt nên giữ ấm cho trẻ các vùng dễ bị nhiễm lạnh như: lòng bàn tay, bàn chân, thóp và ngực. Nên đảm bảo trong phỏng của trẻ đủ ấm, thoáng và tránh gió lùa vào.

Với trẻ đủ tháng, nhiệt độ trong phòng là 22-24 độ C, trẻ sinh non nhiệt độ phòng 24-26 độ C. Khi trẻ đi vệ sinh nên thay tã lót ngay tránh bị ướt và nhiễm lạnh.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho: 8 Mẹo xử trí cho mẹ TẠI NHÀ (imiale.com)