Khóc dạ đề, theo dân gian thường hay gọi là khóc đêm. Tuy nhiên, không phải tiếng khóc đêm nào cũng là tiếng khóc dạ đề. Vậy khóc dạ đề là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Mời các ba mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây.

hình ảnh

Thế nào là khóc dạ đề?

Khóc dạ đề (Colic - Đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh) là thuật ngữ dùng để chỉ việc một em bé sơ sinh khóc dữ dội vào một thời điểm nhất định trong ngày không rõ nguyên nhân và kéo dài liên tục vài tuần. Khi bé gặp phải tình trạng này, ba mẹ sẽ không thể dỗ bé nín. 

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán Rome III, một đứa trẻ sơ sinh được chuẩn đoán bị khóc dạ đề khi có các dấu hiệu sau đây:


- Nhiều hơn 3 giờ/ngày


- Nhiều hơn 3 ngày/tuần


- Và nhiều hơn 1 tuần.


- Các bé quấy khóc không rõ lý do, không có biểu hiện lạ, không ốm sốt, vẫn tăng cân đều.

Kiểu khóc này thường đạt đỉnh điểm ở tuần thứ 6 sau sinh và kết thúc ở tháng thứ 5.

Lưu ý: 


Khóc dạ đề gần như không thể dỗ được, tránh nhầm lẫn với các biểu hiện quấy khóc do nhu cầu khác. Vì vậy, để xác định xem bé có phải khóc dạ đề hay không, ba mẹ cần loại trừ bé khóc do một số nguyên nhân sau: Đói, ướt bỉm, gắt ngủ, đòi bế, đầy hơi, ốm sốt, chướng bụng, đầy hơi...

Nguyên nhân trẻ khóc dạ đề - Colic

hình ảnh

Mặc dù, vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể rõ ràng gây ra khóc dạ đề ở trẻ. Nhưng có thể do:


- Bé bị dị ứng đạm sữa bò


- Đầy hơi, chướng bụng


- Trào ngược dạ dày thực quản.


- Không dung nạp đường lactose trong sữa 


- Tăng các yếu tố kích thích đường ruột


- Do mẹ đang dùng thuốc làm tăng hormone motilin


- Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do tăng khuẩn Colifoms

Ngoài ra, một nguyên nhân khác gây ra tình trạng khóc dạ đề đôi khi gây ra bởi sự mất cân bằng của các vi khuẩn trong ruột. Vì nhu động ruột chưa ổn định dẫn đến việc bé sẽ cảm thấy bị đau bụng, khó chịu mặc dù thực tế không hẳn như vậy.


Theo nghiên cứu đã được chứng minh, trẻ bị khóc dạ đề lúc nhỏ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý sau này.

Phải làm sao khi trẻ khóc dạ đề?

Khóc dạ đề được xem là tiếng khóc lành tính, không phải là tiếng khóc bệnh. Nhưng cứ về chiều và đêm là bé khóc kéo dài, không nín cũng khiến cho ba mẹ cũng không khỏi sốt ruột, thậm chí ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả gia đình.

hình ảnh


Hiện nay, chưa có cách điều trị đặc hiệu. Điều quan trọng khi ba mẹ dỗ bé cần giữ được bình tĩnh, giảm sự căng thẳng khó chịu bằng cách thể hiện sự yêu thương, để bé có thể cảm nhận được như:

- Ôm bé vào lòng hay đặt bé nằm cạnh mẹ để bé được cảm nhận nhịp tim và hơi ấm từ người mẹ truyền sang.


- Mẹ hát ru em bé bằng những bài hát ru hoặc cho em bé nghe các bản nhạc dịu dàng.


- Đặt em bé nằm ngủ trong một không gian êm ái, yên tĩnh, tạo cảm giác thoải mái khi ngủ. 


- Thường xuyên massage, xoa bóp nhẹ nhàng toàn thân và vùng bụng cho em bé bằng các loại tinh dầu thảo mộc...


- Tránh những tâm trạng căng thẳng ở mẹ khi cho bé bú, vì nghĩ rằng nguyên nhân khóc ở bé do đói, đồng thời cũng không nên ép bé ăn quá no nếu bé có những hành động có tính phản đối. Bởi ăn quá no sẽ khiến bé khóc vì đầy hơi hoặc đau bụng.


- Không được tự ý cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào, nếu không có nghiên cứu lâm sàng chứng minh hoặc sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn. 

>>Xem thêm: Giải pháp cho khóc dạ đề (Colic) ở trẻ sơ sinh được khuyến cáo bởi Hội Nhi Khoa Châu Âu và Tổ chức tiêu hóa Thế Giới (WGO)

Thực tế, cũng có một số ba mẹ đã từng áp dụng một số mẹo dân gian chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các phương pháp này chưa được khoa học xác thực. Vì vậy, khuyến cáo các ba mẹ không áp dụng mẹo vặt hay các phương pháp sưu tầm từ dân gian. Chỉ nên áp dụng các phương pháp đã có bằng chứng khoa học hoặc có sự tham vấn của bác sĩ.