Thời tiết nước ta gần đây thay đổi thất thường quá các mẹ, bệnh dịch thì liên miên hết thủy đậu, quai bị, đau mắt đỏ rồi ho gà… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mọi người, nhất là đối với các bé. Vì vậy, việc chích ngừa phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ và giúp trẻ phòng tránh được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.






Dưới đây là những địa chỉ tiêm phòng tốt nhất tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:



Tại Hà Nội:



- Phòng tiêm chủng dịch vụ, thuộc Viện Kiểm định Quốc gia về vắc xin và Sinh phẩm y tế: Địa chỉ: Số 1 Nguyễn Xuân Yêm (Phường Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội).



- Phòng Tiêm chủng và Dịch vụ Polyvac: Địa chỉ: Số 418 Vĩnh Hưng – Thanh Trì – Hoàng Mai – Hà Nội.



- Phòng tiêm chủng dịch vụ 182 Lương Thế Vinh: Số 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội (Thuộc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội, cơ sở liên kết của Trung tâm nghiên cứu và sản xuất vắc xin).



- Phòng tiêm chủng SAFPO: Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội.



- Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương:Địa chỉ: Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.



- Bệnh viện Việt Pháp: Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.



- Bệnh viện Nhi Trung ương: Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội.



- Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế: Phòng Tiêm Chủng Quốc Tế: Số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội và Trung tâm tiêm phòng: 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.



Tại TP. Hồ Chí Minh:



- Trung tâm tiêm ở bệnh viện Nhi đồng 1: Địa chỉ: Số 4, đường Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10.



- Trung tâm tiêm ở bệnh viện Nhi đồng 2: Địa chỉ: Số 14, đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1.



- Trung tâm tiêm ở bệnh viện ở Viện Pasteur: Địa chỉ: Số167, đường Pasteur, phường 8, quận 3.



- Trung tâm tiêm ở bệnh viện Từ Dũ: Địa chỉ: Số 284, đường Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.



- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park: Địa chỉ: Số 208, đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh.



Những lưu ý sau khi tiêm phòng cho bé:



Một là: Vacxin bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt nên nhắc lại khi 4 - 6 tuổi, 10 - 11 tuổi, và 16 - 21 tuổi. (Theo Viện Nhi TW).



Hai là: Sau khi tiêm nếu trẻ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ là phản ứng bình thường, các mẹ không nên lo.



Ba là: Nếu trẻ bị sốt nhẹ, tiêu chảy, suy dinh dưỡng cũng không có ảnh hưởng khi tiêm, nhưng tốt nhất phải báo và hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi tiêm.



Bốn là: Sau năm đầu nhớ đưa trẻ đi tiêm ngừa nhắc lại theo hướng dẫn của nhân viên y tế.




Xem thêm bài viết:


http://www.webtretho.com/forum/f87/con-3-tuoi-da-mu-loa-tan-tat-vi-me-mai-me-lam-dieu-nay-suot-dem-2442805/


http://www.webtretho.com/forum/f87/me-oi-cho-con-uong-sua-kieu-nay-hen-chi-con-khong-bi-tang-dong-cung-uong-2441337/


http://www.webtretho.com/forum/f87/con-bi-ngong-nghiu-tat-nguyen-do-bo-me-da-khong-lam-1-viec-rat-quan-trong-voi-rang-sua-cua-con-2478518/


Xem thêm video: Vài điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm ngừa cho trẻ