Các mẹ ơi. Các mẹ cho mình hỏi về thuốc viêm phế quản co thắt với nhé vì bé nhà mình vừa trải qua một đợt viêm phế quản co thắt nên mình muốn tìm hiểu công dụng cũng như tác dụng phụ của những thuốc này. Mình đọc trên diễn đàn thì thấy các bác sỹ hay kê thuốc khi bé bị viêm phế quản co thắt như sau:


- Bricanyl


- Solmucbrocho: có thành phần giãn phế quản sabutamol + long đờm


- Ventolin : Sabultamol + long đờm


+ với Ceslesten hoặc Mekotin


- Khí dung


Kết hợp với thuốc long đờm : Rthinathiol hoặc Bisovol


- Các mẹ cho hỏi trong những thuốc giãn phế quản trên thuốc nào là nhẹ nhất và -dùng khi nào: Có phải nên dùng theo tiến trình: Bricanyl ---->Solmuc ---> Ventolin---->khí dung ( dĩ nhiên là tùy vào sự chỉ định cảu bác sỹ) Nhưng vì nhà mình có hai bé đi khám hai bác sỹ thì mỗi bác bảo một kiểu. Bác thì bảo uống đỡ hại có bác bảo dùng khí dung đỡ hại nhưng vì khí dung có corticort nên mình ko biết thế nào. Bác còn bảo nếu ho nhiều và có dấu hiệu khò khè cọt kẹt trong phổi thì cho khí dung.


- Thường những thuốc này sẽ uống trong bao lâu. Vì mình đọc có mẹ nói uống 10 ngày có mẹ bảo ngắn ngày ( di nhiên ngắn ngày mà khỏi thì tốt rồi) nhưng như con mình dùng khí dung xong 5 ngày mới chỉ hơi đỡ và nghe phổi vẫn còn khọt khẹt cọt kẹt lắm thì uống thêm cái gì


- Uống xong phổi nghe êm rồi nhưng vẫn ho thì uống thêm cái gì?


- Tại sao trẻ nhỏ cứ 1 tháng thì sẽ phải tái lại viêm phế quản co thắt một lần theo đúgn chu kỳ nhỉ.


Các mẹ giải đáp giúp mình nhé . Vì nếu bé có hiện tượng mà mình chưa kịp cho con đi khám bác sỹ thì mình sẽ cho uốgn chứ sáng bị mà chiều mới đi khám đựoc thì sợ bé bị nặng mất


NGhe theo lời các mẹ con mình dùng thuốc giãn phế quản xong vẫn còn khò khè cho uống thuốc ho Cao Ma Hạnh nhưng hôm qua tình cờ đọc tren báo nói ko nên uống thuốc có vị Ma Hoàng để chữa triệu chứng hen vì rất độc mình ko biết thật hư thê nào? Nhưn gmình thấy con mình uống vào rõ ràng là đỡ ( trộm vía ) và các bé trên diễn đàn này cũng thế. Các mẹ thong thái giải thích giùm mình nhé


MÌnh xin trích bài báo:


Đông y có rất nhiều bài thuốc và phương pháp (châm cứu, dưỡng sinh, dinh dưỡng...) từng được sử dụng rất thành công trong điều trị hen. Phác đồ đơn giản sau có thể ứng dụng cho trẻ mắc bệnh này nếu không có điều kiện tham khảo lương y.


Điều cần nhớ đầu tiên là không được dùng các chất có tác dụng chữa triệu chứng và độc như ma hoàng (Ephedra), cây bã thuốc (Loberia), thạch tín... mà chỉ sử dụng những vị thuốc tuyệt đối an toàn, có tác dụng điều hòa, bồi bổ và lấy lại thăng bằng cho cơ thể trẻ. Các vị thuốc Nam rất dễ tìm sau đây có thể dùng cho trẻ bị hen dưới dạng thuốc uống hoặc cháo: ý dĩ, hoài sơn, đan sâm, tang bạch bì (vỏ rễ cây dâu tằm), mỗi vị 5-10 g, sắc uống hằng ngày. Có thể cho trẻ dùng thành đợt 3-6 tháng, dùng cho trẻ bị hen ở bất kể lứa tuổi nào, dạng hen nào và đang được điều trị bằng bất kể loại thuốc nào.


Cũng có thể cho trẻ dùng các thuốc dân gian rất dễ tìm và không độc hại như: vỏ cây hoặc quả núc nác (còn họi là hoàng bá nam), lá cây táo ta (theo kinh nghiệm của nhiều người là có tác dụng chữa hen ở trẻ nhỏ rất tốt nếu cho ăn tươi cùng mật ong), nước vắt của cây bèo cái, nước vắt của lá chè tươi. Một loạt nghiên cứu lâm sàng ở Australia cho thấy, nước xay của các loại cây họ lúa (lúa, lúa mạch, lúa mỳ, đại mạch) rất hiệu quả cho các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trong đó có hen.


Nếu có điều kiện để chẩn đoán phân biệt theo Đông y, việc sử dụng 2 bài thuốc đơn giản sau đây thường mang lại kết quả nhanh chóng và bền vững cho những trẻ bị hen:


Những trẻ có biểu hiện háo nhiệt (hen nhiệt): Mật động vật (không cần cầu kỳ dùng mật của những con vật hiếm như kỳ đà, cá sấu, chỉ cần bảo đảm vệ sinh) 0,5 ml, hòa vào mật ong hoặc nước ngọt cho các cháu uống ngày 2 lần. Có thể bổ sung những vị thuốc sau đây: khổ sâm 5-10 g, hoàng cầm 3-5 g, thiên trúc hoàng 0,5-1 g, bạch truật 5-10 g.


Trẻ bị hen thể hàn hoặc kết hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp: Tử hà sa (bột khô) 1-2 g hòa vào mật ong, uống 2 lần một ngày. Có thể bổ sung các vị sau: trái nhàu 5-10 g, thạch xương bồ 3-5 g, tắc kè 5-10 g, đương quy 5-10 g, thịt cá sấu hoặc cá ngựa (hải mã) 3-5 g, vỏ quýt phơi khô 5-10 g. Thường dùng 1-3 tháng. Thuốc có thể mang lại một trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh, trẻ không bị lên cơn hen cũng như không đòi hỏi phải dùng thuốc trị liệu, lại không có tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, các thuốc có nguồn gốc động, thực vật chỉ tác dụng tốt khi được dùng đúng bài bản.


http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/2005/08/3b9e198f/


Cám ơn các mẹ :Rose: