Sốt xuất huyết ở trẻ em đôi khi có những dấu hiệu không điển hình như: hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ đến vừa, tiêu chảy, nôn ói,… rất dễ chẩn đoán sai do lầm tưởng với các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm trùng. Bệnh có thể chuyển biến nhanh chóng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. 

hình ảnh

Sốt xuất huyết ở trẻ em là gì?

Sốt xuất huyết (Dengue Fever) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do 4 chủng virus thuộc virus Dengue gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ sơ sinh. Khi virus xâm nhập và phát triển trong cơ thể sẽ gây sốt, đau đầu, phát ban và đau nhức khắp người, thậm chí là chảy máu mũi, chảy máu răng. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. 

Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện ở các khu vực có khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Hằng năm, tại miền Bắc, bệnh sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 6-7 và đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 8-11. Tuy nhiên, tại miền Nam, sốt xuất huyết có thể xuất hiện quanh năm và thường sẽ bùng phát nặng vào những tháng có độ ẩm cao, mưa nhiều. Do đó, bố mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa sốt xuất huyết, nhất là những gia đình có trẻ sơ sinh. (1)

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết

Trên thực tế, sốt xuất huyết không lây lan trực tiếp từ người qua người. Bệnh được lây lan qua các vết đốt của muỗi vằn (Aedes Aegypti) chứa virus Dengue. Khi muỗi vằn đốt người mang virus sốt xuất huyết, virus này sẽ tồn tại trong muỗi vằn và sẽ lây cho người khác khi muỗi tiếp tục đốt người khác.

Muỗi vằn thường sinh sôi và phát triển nhanh chóng trong môi trường khí hậu ẩm ướt và ấm áp. Chúng thường chỉ đốt vào ban ngày thay vì vào rạng sáng hay ban đêm như những loại muỗi khác. 

Để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này cùng nhiều bệnh trên trẻ khác, bạn nên ghé https://mevbe.net/ để tìm hiểu chủ đề chăm sóc mẹ và bé nhé!

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ

Sau khoảng 4 đến 6 ngày kể từ khi trẻ bị nhiễm virus sốt xuất huyết, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt cao đột ngột và liên tục (có thể lên đến 40 độ C);
  • Đau mắt;
  • Nhức mỏi các khớp, cơ;
  • Đau đầu dữ dội;
  • Phát ban khắp cơ thể, thường xuất hiện sau khi trẻ đã phát sốt;
  • Mũi, nướu răng chảy máu bất thường;
  • Da dễ xuất hiện các vết bầm;
  • Chán ăn, buồn nôn, nôn;
  • Mệt mỏi, khó chịu;
  • Thân nhiệt hạ thấp 36 độ C;
  • Tiểu cầu giảm nhanh;
  • Ho khan;
  • Chảy nước mũi (rất ít).

Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác. Tuy nhiên tình trạng và cơn đau có thể dữ dội hơn rất nhiều lần. Do đó, khi trẻ có các triệu chứng trên, mẹ nên cho bé đến bệnh viện để được kiểm tra và có phương pháp điều trị phù hợp và đúng cách. (2)

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất thường, bệnh chuyển biến nhanh chóng và trở nên nghiêm trọng hơn sau khi cơn sốt dịu đi. Tình trạng này gọi là sốc sốt xuất huyết Dengue hoặc Hội chứng Sốc Dengue và nếu nó kéo dài có thể gây tử vong cho trẻ. Lúc này, trẻ sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Xuất huyết nghiêm trọng;
  • Đau bụng dữ dội, thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn;
  • Khó thở;
  • Tụt huyết áp;
  • Mất nước;
  • Suy nội tạng,…

Cách chẩn đoán sốt xuất huyết trẻ sơ sinh

Thông thường, bố mẹ có thể nhận biết được trẻ đang bị sốt xuất huyết qua các triệu chứng xuất hiện trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi bắt đầu sốt.

Ngày 1: Trẻ sốt cao đột ngột, mặt và cổ họng đỏ ửng nhưng không đau;

Ngày 2: Trẻ vẫn sốt cao và có thể xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết dưới da, bụng, tay, chân, cổ, hay mí mắt;

Ngày 3: Các triệu chứng sốt xuất huyết ngày càng rõ rệt hơn, các biện pháp hạ sốt không có hiệu quả, bé có khả năng chảy máu mũi, răng. Lúc này, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị gấp.

Bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố dịch tễ, các biểu hiện lâm sàng của bệnh, đồng thời chỉ định xét nghiệm cơ bản đo số lượng bạch cầu, tiểu cầu và và hematocrit để biết có phải trẻ bị sốt xuất huyết hay không. Do đó, bác sĩ sẽ cần mẹ cung cấp đầy đủ các triệu chứng đã xuất hiện ở trẻ và các nguy cơ gây bệnh cho bé để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và có phương hướng điều trị phù hợp nhất.