Hiện nay, nước vôi nhì không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất mà nó còn được ứng dụng trong lĩnh vực y học để hỗ trợ và điều trị bệnh. Nó được sử dụng để hỗ trợ, làm giảm các vấn đề trên hệ tiêu hóa (tiêu chảy, nôn mửa, nóng rát dịch vị,…), dùng ngoài khi bị côn trùng cắn,…

1. Định nghĩa nước vôi nhì

Nước vôi nhì là dung dịch nước vôi trong (canxi hydroxide) bão hòa. Trong thành phần của nó có chứa:

  • Vôi tôi: Canxi hydroxit trắng, dẻo.
  • Nước tinh khiết: Nước sinh hoạt đã qua xử lý bằng phương pháp lọc và trao đổi ion.

2. Cơ chế hóa học của nước vôi nhì

2.1. Tính chất của canxi hydroxide (vôi tôi)

  • Là base của kim loại kiềm thổ (canxi).
  • Có khả năng phản ứng với axit tạo thành muối và nước (trung hòa axit).
  • Dung dịch canxi hydroxide có tính kiềm.
  • Có tính sát khuẩn, thường được dùng trong nha khoa để điều trị các bệnh lý về tủy răng.

2.2. Tác dụng của nước vôi nhì

hình ảnh

Với 2 đặc tính nổi bật: Tính kiềm nhẹ và tính sát khuẩn, nước vôi nhì được sử dụng để:

a. Hỗ trợ điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa 

  • Làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, nóng rát dạ dày và thực quản do lượng axit tăng cao.
  • Giảm số lần tiêu chảy. Tiêu chảy là tình trạng nhu động ruột bị kích thích quá mức. Việc sử dụng nước vôi nhì trong trường hợp này nhằm trung hòa axit trong dạ dày, giảm kích thích nhu động ruột. Nhờ đó mà giảm thiểu số lần tiêu chảy.
  • Giảm cảm giác nóng rát ở hậu môn. Nước vôi nhì có tác dụng trung hoà các chất cặn bã, thức ăn dư thừa có tính axit khiến cho phân trở nên trung tính. Nhờ vậy mà khi đi ngoài giảm được cảm giác nóng rát ở hậu môn.

b. Hỗ trợ điều trị loạn khuẩn

  • Bên cạnh hỗ trợ điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa, trung hòa axit trong dạ dày, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng nước vôi nhì điều trị loạn khuẩn rất hiệu quả.
  • Loạn khuẩn là sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Bình thường tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn là 85% và 15%. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó (ăn uống không hợp vệ sinh, cơ thể bị nhiễm trùng,…) mà số lượng vi khuẩn có hại gia tăng quá mức gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột.
  • Nước vôi nhì điều trị loạn khuẩn bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột.

» Xem thêm: Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và giải pháp

c. Sát khuẩn trong trường hợp bị côn trùng cắn

Nước vôi nhì có tính sát trùng. Nó phá hủy độc tố của côn trùng do đó làm giảm tình trạng dị ứng hay sưng, ngứa khi bị côn trùng cắn.

Nhờ tính kiềm nhẹ và tính sát khuẩn, nước vôi nhì được dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa, hỗ trợ điều trị loạn khuẩn, sát trùng trong trường hợp bị côn trùng cắn.

3. Đối tượng sử dụng nước vôi nhì

  • Sử dụng nước vôi nhì cho các đối tượng có vấn đề về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, nóng rát dạ dày, nôn mửa, loạn khuẩn,…
  • Bên cạnh đó, nó còn được dùng để thoa lên các vết chích, đốt của côn trùng (muỗi, kiến, ong, bò cạp,…). vết hăm ở khu vực hậu môn, …

Câu hỏi đặt ra là: Có nên cho trẻ sơ sinh sử dụng nước vôi nhì hay không?

Trả lời: Việc cho trẻ sơ sinh sử dụng nước vôi nhì phải tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ vì:

  • Trẻ sơ sinh rất dễ nhạy cảm nên đôi khi sử dụng nước vôi nhì sẽ bị dị ứng với thành phần của nó (canxi hydroxyde)
  • Trẻ sơ sinh đang trong quá trình hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể (dạ dày, gan, lách,…). Do vậy khi sử dụng nước vôi nhì cho trẻ sơ sinh bằng đường uống cần phải thận trọng.
  • Khi dùng cho trẻ sơ sinh bằng đường ngoài da để làm giảm các vết cắn, đốt của côn trùng. Các mẹ cần bôi cho trẻ một lượng nhỏ, không được bôi quá nhiều.

Xem thêm: Nước vôi nhì - 5 nguyên tắc sử dụng đúng cho trẻ - FHI