Nôn trớ, ọc sữa ngay sau khi ăn là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường thuộc quá trình phát triển của trẻ và sẽ đỡ dần khi bé được khoảng 1 tuổi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, trẻ nôn trớ kéo dài kèm theo một số biểu hiện bất thường thì đây có thể là biểu hiện của nôn trớ bệnh lý. 


Vậy nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý khác nhau như thế nào? Tất cả thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây.

hình ảnh

Sự khác nhau giữa nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý

1. Nôn trớ sinh lý

Nôn trớ sinh lý thường xảy ra ở trẻ trong khoảng 6 tháng đầu sau sinh, vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển ổn định, dạ dày của trẻ còn nằm ngang, các cơ tâm vị hoạt động chưa đồng nhất, trẻ rất dễ nôn trớ ngay sau khi ăn hoặc chỉ là cử động vặn mình. 

Trẻ bị nôn trớ sinh lý sẽ có một số biểu hiện thường xuyên như:


- Nôn trớ, ọc sữa ngay trong khi bú, sau khi ăn, hay đang chơi.


- Nôn trớ 2-3 lần/ ngày hoặc thậm chí nhiều hơn từ 7-9 lần/ ngày.


Và trẻ vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường, tăng cân đều, không quấy khóc, không có biểu hiện bất thường...

Trẻ bị nôn trớ sinh lý được xem là hiện tượng sinh lý bình thường thuộc quá trình phát triển của trẻ và sẽ đỡ dần khi bé được khoảng 1 tuổi. Vì vậy, ba mẹ cũng không cần quá lo lắng hay cho bé sử dụng thuốc chống nôn trớ. Thay vào đó, ba mẹ hãy tham khảo một số cách chăm sóc trẻ nôn trớ để giúp hạn chế tình trạng này.

2. Nôn trớ bệnh lý

Những nguyên nhân phổ biến của nôn trớ bệnh lý ở trẻ có liên quan đến bệnh viêm dạ dày ruột, trào ngược dạ dày - thực quản... kèm theo các biểu hiện như: chậm tăng cân, lười ăn, bỏ bú, nôn ra máu, quấy khóc liên tục...

Việc bé bị nôn trớ liên tục đôi khi có thể trở nên nghiêm trọng. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, đôi khi nó có thể là một dấu hiệu của một vấn đề gì đó nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não.


Với những trường hợp này, ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

- Trẻ nôn trớ kèm theo máu: Nếu tình trạng nôn kéo dài và lượng máu trong dịch nôn ngày càng nhiều thì rất có thể trẻ đã bj nhiễm khuẩn dạ dày, viêm dạ dày do virus cần phải đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời.


- Trẻ nôn trớ kèm dịch vàng, dịch xanh: trường hợp này có thể do bé bị dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, xoắn ruột, tắc ruột…cực kỳ nguy hiểm.


- Trẻ nôn trớ kèm phát ban: trẻ nôn kèm theo các nốt ban đỏ nôi lên xung quanh miệng, cổ, tay…có thể do dị ứng thức ăn, sữa. Nếu kèm theo các dấu hiệu khó thở, sưng miệng là trẻ đã bị dị ứng nặng cần cấp cứu kịp thời.


- Trẻ nôn trớ và đau bụng quằn quại: Có thể bé bị viêm ruột thừa cần phẫu thuật gấp.


- Trẻ nôn trớ liên tục sau ăn: do trẻ bị hẹp môn vị  khiến thức ăn không chuyển được đến ruột gây nôn trớ. Chỉ cần một tiểu phẫu nhỏ là trẻ lại trở lại bình thường.


- Trẻ nôn trớ kèm sốt và tiêu chảy: đây có thể là biểu hiện bé bị viêm ruột, viêm dạ dày…

>> Top 5 mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ 

>> Nôn trớ ở trẻ sơ sinh - Cách giảm 80% nôn trớ sinh lý sau 4 tuần

Cách xử lý và cải thiện nôn trớ sinh lý ở trẻ hiệu quả

Mặc dù, nôn trớ sinh lý được xem là hiện tượng bình thường, nhưng nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Dưới đây, là một cách xử lý và cải thiện khi bé bị nôn trớ.

hình ảnh

1. Cách xử lý

- Khi bé trớ, các mẹ lau sạch dịch nôn cho bé, dùng khăn quấn khăn quanh cổ bé để tránh các đợt nôn tiếp theo. 


- Tuyệt đối không được bế xốc trẻ khi trẻ đang nôn tránh tình trạng dich nôn tràn vào phổi gây nguy hiểm.


- Không nên cho trẻ bú lại sau khi trớ, hãy cho bé bú lại vào cữ tiếp theo.

2. Biện pháp cải thiện nôn trớ ở trẻ

- Không nên cho bé bú quá no, nên giãn cữ bú và chia nhỏ các bữa ăn cho bé


- Không nên cho bé nằm ngay sau khi bú, không được rung hay lắc.


- Khi cho bé nằm nên để phần đầu cao hơn một chút so với thân mình. Vì giai đoạn này, dạ dày của bé ở vị trí nằm ngang, cơ thắt tâm vị hoạt động chưa đồng nhất nên sẽ khiến bé hay bị trớ.


- Vỗ ợ hơi sau khi cho bé bú. Mẹ có thể bế vác bé trên vai, hoặc đặt bé nằm nghiêng sang một bên, khum bàn tay và vỗ nhẹ sau lưng bé.


- Dùng men vi sinh: việc kết hợp sử dụng thêm men vi sinh cũng đem lại hiệu quả và được rất nhiều ba mẹ áp dụng. BioGaia được chứng minh cải thiện tình trạng nôn trớ sinh lý lên đến 80% sau 4 tuần sử dụng. Thành phần 100% tự nhiên, với chủng lợi khuẩn L.reuteri DSM 17938 có nguồn gốc từ sữa mẹ. 

hình ảnh
Đặc biệt, men vi sinh BioGaia được FDA chứng nhận an toàn cấp GRAS: Không gây tác dụng phụ, không gây phụ thuộc khi sử dụng thường xuyên và lâu dài, an toàn tuyệt đối.