8. Mẹo vặt xử lý khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị co giật do sốt cao

Trẻ bị sốt cao sẽ dẫn tới tình trạng co giật rất nguy hiểm. Khi chưa kịp đưa bé tới bệnh viện mẹ hãy lấy khăn mềm sạch đưa vào miệng để bé không bị cắn vào lưới.

9. Mẹo vặt xử lý khi bé bị bỏng

Trẻ bị bỏng nước sôi mẹ hãy ngay lập tức ngâm vết bỏng ấy của bé vào nước trắng sạch (lưu ý không dùng nước đá). Sau đó, tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà quyết định đưa trẻ tới các cơ sở ý tế. Tuyệt đối không dùng rượu, nước mắm để bôi lên vết bỏng của con như nhiều mẹ vẫn làm.

10. Mẹo vặt xử lý khi trẻ bị hóc xương cá

Khi trẻ bị hóc xương cá, mẹ cần khuyên trẻ bình tĩnh. Sau đó, lấy đèn pin soi xem hóc nặng hay nhẹ. Nếu nặng thì ngay lập tức đưa con tới bệnh viện để bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng gắp xương cá ra. Còn nếu nhẹ mẹ có thể áp dụng mẹo vặt cho trẻ như sau: lấy tép tỏi, hành hoặc tiêu đưa sát mũi để bé ngửi và con sẽ hắt hơi để loại bỏ xương cá.

11. Mẹo vặt xử lý khi trẻ bị hóc dị vật

Mẹ đặt bé nằm trên đùi sao cho đầu bé chúc xuống và hướng về phía trước. Sau đó, mẹ khum một bàn tay lại và vỗ vào phần giữa xương bả vai của trẻ để con nôn và khạc dị vật ra.

12. Mẹo vặt cho trẻ sơ sinh khi bị hăm tã

Hăm là vấn đề như “cơm bữa” đối với trẻ sơ sinh. Mẹ có thể rửa vùng hăm bằng lá nước lá trầu không hoặc lá chè xanh sạch. Không bôi phấn rôm và nên để cho vết hăm được thoáng nhất có thể.

13. Mẹo vặt chữa thâm do muỗi đốt cho trẻ

Khi nhìn thấy những vết muỗi đốt của con ai cũng xót xa. Thay vì để chân tay con như “đồi hoa sim tím” mẹ có thể lấy mật ong để bôi cho bé. Mật ong có tính kháng khuẩn tốt lại an toàn cho bé.

14. Mẹo vặt cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi

Chướng bụng, đầy hơi thường xảy ra với trẻ do hệ tiêu hóa còn non yếu. Mẹ có thể thực hiện mẹo vặt cho trẻ sơ sinh này đảm bảo tình trạng của con sẽ cải thiện rất đáng kể: Dùng 2 bàn tay massage nhẹ nhàng bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ 5 – 10 phút. Cách này sẽ giúp trẻ xì hơi và dễ chịu hơn.

15. Mẹo vặt xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Trước đây, khi trẻ bị máu cam chúng ta thường xuyên nên ngửa mặt lên trời để máu không chảy ra ngoài. Thực chất cách này không đúng, thậm chí máu chảy xuống thực quản dễ gây ngạt. 

Để cầm máu nhanh, mẹ nên để bé hơi cúi về trước và bịt mũi trẻ lại. Để con thở bằng miệng và mũi không bị chảy máu. Nếu chảy máu cam thông thường sau 10 phút sẽ cầm còn nếu vẫn tiếp tục chảy máu mẹ nên cho trẻ đi khám sớm nhất.