hình ảnh

Ho là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi bé bị ho, đặc biệt là bé ho có đờm, ho liên tục không ngừng và bé ho nhiều về đêm,... hẳn là các bà mẹ rất lo lắng.


Nhiều phụ huynh thường đặt ra các câu hỏi như: bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì? Hay bé ho có đờm phải làm sao?.... và rất nhiều các câu hỏi khác nữa. Nhưng muốn hỗ trợ điều trị triệt để bệnh ho cho trẻ thì các mẹ phải nắm bắt được nguyên nhân vì sao bé bị ho.


Bé bị ho phải làm sao?


Vậy nguyên nhân vì sao bé bị ho?  


Nguyên nhân bé bị ho và triệu chứng:


- Bé bị ho do hen suyễn: Bé ho có đờm thở khò khè


- Bé bị ho do cảm lạnh: Trẻ em ho nhiều, ho có đờm và sổ mũi


- Bé bị ho do cảm cúm: Bé ho sổ mũi không biệt ngày đêm và bị khản giọng, có trường hợp kèm theo đó là buồn nôn.


- Bé bị ho do trào ngược dạ dày thực quản: Bé bị ho liên tục không ngừng


- Bé bị ho ho viêm tắc thanh quản: Bé bị ho khan nhiều về đêm và sáng


- Bé bị ho do viêm tắc tiểu phế quản: Bé bị ho và nôn, thường bệnh bắt đầu bằng các triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi và sốt.


- Bé bị ho do bệnh ho gà: Bé ho nhiều đờm không sốt, tiếng ho khô khốc và rất nhanh, khi bé hít vào mạnh tạo nên âm thanh the thé như tiếng gà


- Bé bị ho do viêm họng: Trẻ em ho nhiều về đêm, kèm theo ngứa cổ rát họng


- Bé bị ho do viêm phế quản: Biểu hiện của bệnh này là các em bé bị ho có đờm màu vàng hay xanh kèm theo thở mệt như bị thiếu hơi.


- Bé bị ho do bị mắc dị vật trong cổ: Trẻ em bị ho sặc sụa, mặt tím tái có tiếng thở rít.


Cách phòng tránh bệnh ho ở trẻ em và trẻ sơ sinh:


- Vệ sinh tay chân cho trẻ sạch sẽ, tránh để trẻ mút tay, ngậm mút đồ vật, đặc biệt là các loại đồ vật nhỏ.


- Sử dụng quạt hợp lý, không nên bật quạt quá to, tránh cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với hướng gió.


- Không được để trẻ quá nóng và ra mồ hôi nhiều, vì sẽ khiến trẻ bị ngấm lạnh.


- Tránh để trẻ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.


- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn lạnh như kem, nước đá,...


Vậy khi trẻ bị ho khan, bé bị ho có đờm và ho nhiều về đêm phải làm sao?


- Dùng máy tạo độ ẩm cho phòng của bé. Hoặc có thể đun một ấm nước sôi trong phòng ngủ của bé vài phút. Nhớ mở nắp ấm. 


Lưu ý, tránh cho bé lại gần ấm nước. Không đun nước khi không có người lớn canh chừng. Hơi nước khiến không khí không bị khô, giúp bé dễ thở, thông đờm dãi.


- Nhỏ vào mặt sau của gối hoặc khăn trải cũi giọt tinh dầu thơm (loại dành cho bé) cũng giúp bé dễ thở. Hoặc nhỏ tinh dầu vào khăn mùi xoa rồi đặt khăn dưới đệm của bé.


- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột vì nó khiến cơn ho nặng hơn.


Bé bị ho nên ăn gì?


Khi bé bị ho nhiều, nên cho bé ăn cháo hoặc súp để giúp làm dịu cổ họng, hạn chế các cơn ho.


bé bị ho nên ăn cháo


Cháo súp giúp bé làm giảm các cơn ho


Bé bị ho kiêng ăn gì?


- Không nên cho bé ăn đồ chiên rán nhiều giàu mỡ vì chúng gây khó tiêu, tăng tiết đờm, làm ho lâu khỏi. Lạc hay chocolate cũng nên tránh cho bé bị ho vì chúng sinh đờm nhiều.


- Tránh cho bé ăn tôm, cua vì có thể làm cơn ho nặng thêm do bé có thể bị dị ứng với các chất tanh trong tôm, cua.


bé bị ho kiêng ăn tôm cá


Bé bị ho kiêng ăn tôm cá


Cách trị ho cho trẻ: Thuốc ho cho trẻ em nào tốt? Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì?


- Trị ho cho bé bằng thảo dược như: Húng chanh, quả quất, gừng, mật ong, tỏi và hẹ...