Cảm cúm là một loại bệnh do vi-rút gây ra rất dễ lây qua đường hô hấp. Nó ảnh hưởng đến tất cả các nhóm tuổi, tuy nhiên trẻ em dễ mắc cảm cúm nhiều hơn so với người lớn. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trẻ đang bị cảm cúm. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bố mẹ nhé




Ảnh minh họa: nguồn Internet



Ở trẻ em sau 2 ngày, khi cơ thể tiếp xúc với vi-rút cúm (thời gian ủ bệnh), các bố mẹ đã có thể nghi ngờ và nghi vấn dấu hiệu trẻ bị cảm cúm rồi. Các bố mẹ nhớ bỏ túi các triệu chứng ban đầu của con mình như là:



- Có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt


- Ăn không ngon, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi, buồn nôn


- Cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực, đau tai và có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.



Vậy khi có dấu hiệu trẻ bị cảm cúm thì các bố mẹ phải xử lý thế nào?



- Bổ sung vitamin C cho con từ cá loại thực phẩm như rau bắp cải, rau bina hoặc một ly nước cam vào buổi sáng là tốt nhất.


- Dùng giấy mềm lau mũi: Khi con bị chảy nước mũi, mẹ hãy dùng giấy mềm để chấm mũi cho con


- Cặp nhiệt độ thường xuyên cho con: Hầu hết các bệnh cảm lạnh không gây sốt, nhưng các bà mẹ cần tỉnh táo. Bởi một cơn sốt chớm xuất hiện cũng có thể là dấu hiệu của bệnh cúm. Vì vậy, mẹ cần theo dõi chính xác và liên tục nhiệt độ cơ thể của con. Có thể chọn loại nhiệt kế kẹp vào người hoặc loại chạy bằng pin để dưới lưỡi miễn là phù hợp với con mình.


- Riêng đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi, các bác sĩ khuyên các mẹ nên gọi bác sĩ nhi khoa nếu thấy con sốt trên 38 độ và nên đưa con đến bệnh viện nếu con sốt kéo dài hơn hai ngày.


- Uống nhiều nước để tránh mất nước


- Trẻ em bị bệnh nên ở nhà từ trường học và chăm sóc cho đến khi chúng hết sốt trong ít nhất 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt. Một số trẻ cần phải ở lại nhà lâu hơn, tùy thuộc vào mức độ bệnh.



Hy vọng với những biện pháp ngăn ngừa, phòng chống khi trẻ có dấu hiệu bị cảm cúm như sốt, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi,… trên đây sẽ giúp bé có một sức đề kháng tốt và luôn khỏe mạnh.