Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng tắc nghẽn 1 hay cả 2 bên mũi, có thể kèm theo những triệu chứng như chảy nước mũi, hắt hơi,… Nghẹt mũi có thể diễn ra ở mức độ nhẹ gây khó chịu cho trẻ. Nhưng cũng có trường hợp nghẹt mũi nặng gây tình trạng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của trẻ như: thiếu oxy và ngạt thở. Để nhận biết sớm biểu hiện của trẻ bị nghẹt mũi và các biện pháp xử trí nhanh – an toàn tại nhà cho trẻ, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

1. Những biểu hiện nghẹt mũi ở trẻ

Vậy làm sao để nhận biết trẻ bị nghẹt mũi? Gia đình có thể nhận ra trẻ bị nghẹt mũi thông qua một trong các dấu hiệu sau:

  • Trẻ không bú được lâu, hay sặc, tím tái khi bú, bỏ ăn (do nghẹt mũi làm trẻ khó thở khi bú)
  • Trẻ luôn há miệng khi thở, khi ngủ ngáy to, sụt sịt, thở khò khè
  • Trẻ bị ứ đọng dịch nhầy ở mũi
  • Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi ho khan
  • Trẻ ngạt mũi kéo dài sẽ dẫn tới biến dạng khuôn mặt như: răng vẩu, cằm lẹm, mũi hếch, cánh mũi bè ra…

2. Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ

Nguyên nhân của nghẹt mũi ở trẻ có rất nhiều nhưng phần lớn nguyên nhân ở mọi lứa tuổi là do tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… Biểu hiện thường là sốt nhẹ kéo dài, sổ mũi, nước mũi có màu vàng – xanh, chảy mũi xuống họng gây đau họng, ho, khiến cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khò khè, có hơi thở hôi, nôn ọe,. Tuy nhiên, ở những nhóm đối tượng khác nhau sẽ có thêm một số nguyên nhân khác như:

2.1. Ở trẻ sơ sinh

  • Dị tật bẩm sinh: tịt lỗ mũi sau một hay cả hai bên (biểu hiện xuất hiện ngay sau khi sinh)
  • Nghẹt mũi sơ sinh: do chất lỏng sót trong mũi trẻ từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ thường cố hắt hơi để loại bỏ chất lỏng – triệu chứng thường biến mất trong vòng 1 tuần
  • Viêm mũi do lậu cầu (một loại vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục thường là do mẹ gây nhiễm cho con): triệu chứng xuất hiện sau khi sinh 24 đến 48 giờ.

2.2. Trẻ nhỏ

biểu hiện nghẹt mũi ở trẻ

  • Dị tật bẩm sinh: tịt lỗ mũi sau một hoặc hai bên không hoàn toàn.
  • V.A quá phát (một bệnh hô hấp phổ biến ở trẻ em): trẻ ngạt mũi thường xuyên, sốt và nghẹt mũi tăng lên trong những đợt viêm nhiễm cấp tính.

2.3. Ở trẻ em

  • V.A quá phát
  • Do dị vật (trẻ thường ngạt mũi đột ngột một bên, sau đó xuất hiện chảy mũi, dịch mủ thối một bên).

3. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nguy hiểm không?

Nghẹt mũi là biểu hiện rất phổ biến và thường gặp ở trẻ nên cha mẹ thường chủ quan và bỏ qua.

Nghẹt mũi do các vấn đề về hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ em và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi lâu ngày, thậm chí tiến triển thành viêm mạn tính.

Do đó, cha mẹ cần chú ý theo dõi các biểu hiện sau ở trẻ và đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi trẻ có các biểu hiện này, bởi vì đây có thể dấu hiệu của các bệnh như viêm, nhiễm khuẩn, dị ứng nặng, chấn thương hoặc dị vật trong mũi:

  • Sốt
  • Phát ban
  • Ngạt mũi kèm theo sưng trán, mắt, bên mũi hoặc má
  • Ngạt mũi kéo dài hơn hai tuần
  • Khó thở hoặc thở nhanh (trên 60 nhịp thở/phút)
  • Khó khăn khi cho ăn hoặc trẻ không quan tâm đến việc cho ăn
  • Trẻ vô cùng quấy khóc hoặc có vẻ đau

3. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nguy hiểm không? 1

Nghẹt mũi sơ sinh, nghẹt mũi do không khí khô, dị ứng nhẹ, trẻ có thể được gia đình theo dõi và chăm sóc tại nhà bằng các biện pháp an toàn sẽ được đề cập ở cuối bài này.

4. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?

Điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ.

  • Trong các trường hợp như nghẹt mũi bẩm sinh, nghẹt mũi do bệnh lý (viêm mũi, viêm xoang), cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để giải quyết nguyên nhân. Biểu hiện nghẹt mũi sẽ biến mất cùng với tiến triển của bệnh.
  • Trong các trường hợp như nghẹt mũi do không khí khô, dị ứng do lông động vật, dị ứng thời tiết,… sau khi loại bỏ được các nguyên nhân gây bệnh và được gia đình chú ý chăm sóc, biểu hiện nghẹt mũi sẽ biến mất sau vài ngày.

5. Những biện pháp xử trí khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Vậy trẻ em và trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Trẻ nên được áp dụng những biện pháp điều trị chung để cải thiện triệu chứng, đồng thời nếu trẻ nghẹt mũi do bệnh lý (viêm mũi, viêm xoang), trẻ nên được điều trị để loại bỏ nguyên nhân.

Nguyên tắc xử trí trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi an toàn tại nhà (imiale.com)