Có nhiều lý do khiến trẻ ho, và cha mẹ có thể khó xác định nguyên nhân gây ho và khi nào nên cần gặp bác sĩ nhi khoa. Thông thường, ho không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng đối với một đứa trẻ. Mỗi năm, đặc biệt là trong những tháng mùa thu và mùa đông, trẻ có thể bị ho do thay đổi thời tiết. Vậy làm thế nào để biết được chính xác nguyên nhân khiến trẻ ho và giảm ho ở trẻ như thế nào ?

Nguyên nhân trẻ ho và cách giảm ho ở trẻ

Ho thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể con bạn đang cố gắng loại bỏ một kích thích, từ chất nhầy đến vật lạ. Các nguyên nhân gây ho thường gặp bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Cảm lạnh, cúm đều có thể dẫn đến ho kéo dài cho trẻ em. Cảm lạnh có xu hướng gây ho từ biểu hiện nhẹ đến trung bình; cúm đôi khi nặng hơn, ho khan; và viêm thanh khí phế quản ho chủ yếu vào ban đêm . Những bệnh nhiễm virus này không được điều trị bằng kháng sinh.

  • Trào ngược dạ dày: Các triệu chứng ở trẻ em có thể gồm ho, nôn hoặc trẻ lớn có thể khạc đờm thường xuyên, thấy vị lạ trong miệng và cảm giác nóng rát ở ngực được gọi là ợ nóng. Điều trị trào ngược phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và các vấn đề khác của trẻ. 

Hãy thử các mẹo sau để giảm ho ở trẻ: Loại bỏ thực phẩm nhạy cảm với trào ngược ra khỏi chế độ ăn uống của con bạn (thường là sô cô la, bạc hà, đồ chiên, cay, thực phẩm béo, và caffeine như nước tăng lực và đồ uống có ga). Không nên cho trẻ ăn ít trước khi đi ngủ ít nhất 2h. Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ. Bạn nên cho trẻ đi khám nếu có nhiều băn khoăn về chúng.

  • Hen suyễn: có thể khó chẩn đoán, bởi mối đứa trẻ có thể có các biểu hiện khác nhau. Nhưng ho và khò khè, có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, là một trong nhiều triệu chứng dễ nhận thấy của hen suyễn. Ho có thể tự nhiên xuất hiện khi trẻ có hoạt động thể chất tăng lên hoặc chơi đùa. 

  • Dị ứng/viêm xoang có thể gây ho kéo dài, cũng như ngứa họng, sổ mũi, chảy nước mắt, đau họng hoặc phát ban. 

  • Những lý do khác như sau khi hít phải dị vật thức ăn hoặc đồ chơi nhỏ; hoặc sau khi tiếp xúc với các chất kích thích như ô nhiễm từ thuốc lá hoặc khói lò sưởi.

Một vài lưu ý về thuốc giảm ho ở trẻ bạn đang sử dụng

Thuốc kháng sinh không thể chữa cảm lạnh hoặc cúm, nhưng mật ong, siro ho hoặc một số thuốc ho có thể giúp giảm đau họng và giảm ho ở trẻ. Vì nguy cơ nghẹt thở, chúng chỉ nên được dùng cho trẻ em trên 4 tuổi. KHÔNG cho trẻ từ 1 tuổi trở xuống dùng thuốc ho chứa mật ong. 

Không khí ẩm có thể giúp trẻ thấy dễ chịu hơn, nên sử dụng máy làm ẩm không khí hoặc máy phun sương tại nhà. Đối với ho kéo dài trong hen suyễn, có thể cần phải dùng steroid hoặc các loại thuốc khác để giảm ho ở trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc ho cho trẻ em dưới 4 tuổi. Không nên cho trẻ em dưới 18 tuổi dùng aspirin. Aspirin ở trẻ em có thể gây ra hội chứng Reye, một bệnh não hiếm gặp nhưng khá nghiêm trọng.

Khi nào bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn:

  • Khó thở hoặc khó nói chuyện

  • Nôn kéo dài

  • Vẻ mặt màu đỏ hoặc tím khi ho

  • Phải cúi đầu xuống hoặc gặp khó khăn khi nuốt

  • Có vẻ rất ốm yếu hoặc mệt mỏi

  • Có thể có một vật thể bị kẹt trong cổ họng của bé

  • Bị đau ngực khi thở sâu

  • Ho ra máu hoặc thở khò khè

  • Có hệ thống miễn dịch yếu hoặc không được tiêm chủng đầy đủ

  • Trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi với nhiệt độ trực tràng trên 37,5 độ C (Không cho trẻ sơ sinh uống thuốc hạ sốt.)

  • Bị sốt trên 40 độ C, không cải thiện trong hai giờ sau khi dùng thuốc hạ sốt

Bài viết được tham khảo từ: https://www.webmd.com/children/guide/cough-treatment

Xem thêm các bài viết tại https://livingreen.vn/blogs/suc-khoe-ho-viem-hong