Tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Nhiều bà mẹ mất khá nhiều thời gian và công sức chỉ để cho trẻ ăn một bữa cơm. Hãy cùng đi tìm giải pháp để giúp trẻ ăn ngon trở lại.

1. Trẻ biếng ăn chậm lớn có nguy hiểm không

Khi trẻ biếng ăn một vài bữa thì sẽ không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hậu quả khôn lường tới sự phát triển của trẻ.

Cơ thể thiếu dinh dưỡng, rối loạn tăng trưởng

Trẻ biếng ăn lâu ngày, chất dinh dưỡng không đủ cho nhu cầu phát triển cơ thể trẻ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan của cơ thể. Ví dụ như thiếu canxi gây bệnh còi xương, thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Cơ thể trẻ sẽ thấp còi và nghiêm trọng hơn với trẻ dưới 2 tuổi. Những trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng lâu dài có thể ảnh hưởng cả đến giai đoạn dậy thì.

Biếng ăn kéo dài ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ

Việc không đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì cũng đồng thời thiếu những chất cần thiết cho sự phát triển não bộ như DHA, sắt, i ốt, taurine. Thời gian dài trẻ có thể có một số biểu hiện như chậm giao tiếp, vận động lờ đờ, kém trong học tập. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ biếng ăn kéo dài có trí tuệ kém hơn hẳn những em bé bình thường.

Trẻ biếng ăn chậm lớn hệ miễn dịch kém, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên

Với trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu thêm cả khẩu phần ăn không đủ duy trì sức khỏe tốt dễ mắc các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm phổi, bệnh về đường tiêu hóa. Bất kỳ tác nhân có hại nào cũng dễ làm trẻ mắc bệnh. Trẻ mắc bệnh lại càng khó để ăn ngon, làm bệnh có thể nặng hơn sinh ra một vòng bệnh xoắn bệnh lý.

Đời sống tinh thần của trẻ bị ảnh hưởng

Trẻ phát triển tốt sẽ thuận lợi trong giao tiếp, học tập, công việc và sự thích ứng với môi trường. Tuy nhiên, đối với những trẻ biếng ăn chậm lớn thì không được thuận lợi như những trẻ bình thường. Trẻ thường xuyên mệt mỏi, khó hòa nhập, lâu ngày dễ mắc chứng trầm cảm.

2. Giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm lớn

Để giúp trẻ thoát khỏi chứng biếng ăn chậm lớn, phát triển toàn diện thì mẹ nên áp dụng những giải pháp dưới đây:

2.1. 4 giải pháp đối với trẻ sơ sinh

Tạo những thói quen tốt khi trẻ bú sữa 

Mẹ nên chia nhỏ những lần bú, cách khoảng 3 tiếng cho bé bú một lần. Không ép trẻ bú nhiều dễ gây nôn trớ. Trường hợp trẻ bú bình, cho trẻ bú núm ti mềm mại và kích thước vừa phải.

Cho trẻ bú đúng cách

Khi cho trẻ bú nên giữ tư thế thoải mái nhất đối với trẻ, tạo điều kiện cho sữa ra đều. Nên để cho trẻ bú trong môi trường thoải mái, yên tĩnh tránh sự mất tập trung từ các đồ vật bên ngoài.

Điều trị bệnh kịp thời cho trẻ

Thường xuyên quan sát những biểu hiện bất thường của trẻ. Nếu trẻ có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, phân sống thì nên điều trị dứt điểm những tình trạng này. Những bệnh lý ở tai mũi họng thì trẻ cần được đến các trung tâm y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng

Với trẻ còn bú mẹ hoàn toàn thì nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ rất quan trọng. Chế độ ăn của mẹ cần được đảm bảo đủ chất thì mới đem lại nguồn sữa thơm ngon cho trẻ và kích thích trẻ bú mẹ.

2.2.  4 giải pháp đối với trẻ ở độ tuổi ăn dặm

Cho trẻ ăn dặm đúng độ tuổi

Trẻ bắt đầu ăn dặm tốt nhất là từ 6 tháng tuổi. Nếu trẻ được ăn dặm sớm quá có thể ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của trẻ. Khi hệ tiêu hóa còn yếu chưa kịp làm quen với thức ăn, chất dinh dưỡng cũng không được hấp thu tốt gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trẻ biếng ăn chậm lớn xuất hiện cũng do nguyên nhân này. 

Cho trẻ làm quen dần từ bột ( 5 -7 tháng tuổi), cháo ( 7 – 10 tháng tuổi) và giai đoạn ăn cơm khi trẻ đã mọc đủ răng ( 20 cái). 

Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng

Thực đơn mỗi bữa cho trẻ nên được cân bằng và đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, béo, đường, vitamin và muối khoáng. Chất đạm có nhiều trong các thực phẩm như thịt, cá, trứng, tôm. Chất đường bột có trong gạo, bột mì, ngô, khoai. Nhóm chất béo bao gồm dầu, bơ, cá hồi và các loại hạt có dầu. Bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ, hoa quả tươi. 

Việc chế biến đa dạng và đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ hết biếng ăn mà còn hấp thụ tốt, nhanh tăng cân. Một vài món ăn gợi ý cho mẹ khi lên thực đơn: cháo gà hạt sen, cháo tim lợn cải thảo, cháo móng giò hạt sen, cháo thịt lợn khoai lang.

Thời gian bữa ăn không nên kéo dài

Mỗi bữa ăn chỉ nên ăn trong 30 phút. Việc ăn quá lâu vừa khiến món ăn bị nguội, khó ăn vừa khiến trẻ thấy chán ăn. Hơn nữa, việc kéo dài bữa ăn cả tiếng đồng hồ sẽ khiến khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn lại, trẻ ít khi cảm thấy đói hay thèm ăn.

Bổ sung thêm dinh dưỡng từ sữa:

Thời gian trẻ ăn dặm với trẻ biếng ăn có thể không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Trước khi bé 1 tuổi thì sữa vẫn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Lượng sữa cung cấp cho từng giai đoạn cũng khác nhau. Nếu cho trẻ bú mẹ thì lượng sữa tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ.

Cho phép trẻ quyết định khi chúng bú đủ và không muốn bú nữa. Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi uống sữa công thức khoảng 500 – 600 ml mỗi ngày.

Xem thêm: Áp dụng ngay 12 Giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm lớn - FHI